Bài 5: Phân số thập phân

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang VBT toán 5 bài 5: Phân số thập phân với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Viết cách đọc các số thập phân (theo mẫu) :

a) \( \displaystyle {5 \over {10}}\) : năm phần mười

    \( \displaystyle {{75} \over {100}}\) : bảy mươi lăm phần trăm

    \( \displaystyle {{17} \over {10}}\) : ........................................

    \( \displaystyle {{85} \over {100}}\) : ......................................

b) \( \displaystyle {{257} \over {1000}}\) : hai trăm năm mươi bảy phần nghìn

    \( \displaystyle {{804} \over {1000}}\) : .................................................

c) \( \displaystyle {{9675} \over {1000000}}\) : chín nghìn sáu trăm bảy mươi lăm phần triệu

    \( \displaystyle {{1954} \over {1000000}}\) : ...........................................

Phương pháp giải:

Để đọc phân số, ta đọc tử số, đọc "phần" rồi sau đó đọc mẫu số.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle {5 \over {10}}\): năm phần mười.                             

    \( \displaystyle {{75} \over {100}}\): bảy mươi lăm phần trăm.

    \( \displaystyle {{17} \over {10}}\): mười bảy phần mười.

    \( \displaystyle {{85} \over {100}}\): tám mươi lăm phần trăm.

b) \( \displaystyle {{257} \over {1000}}\) : hai trăm năm mươi bảy phần nghìn.

    \( \displaystyle {{804} \over {1000}}\) : tám trăm linh bốn phần nghìn.

c) \( \displaystyle {{9675} \over {1000000}}\) : chín nghìn sáu trăm bảy mươi lăm phần triệu.

    \( \displaystyle {{1954} \over {1000000}}\) : một nghìn chín trăm năm mươi tư phần triệu.


Bài 2

Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :

Chín phần mười : .......................                   Hai mươi lăm phần trăm : ..............

Bốn trăm phần nghìn : ...............                   Năm phần triệu : ...........................

Phương pháp giải:

Dựa vào cách đọc phân số để viết các phân số tương ứng : phần bên trái "phần" chỉ tử số và phần bên phải "phần" chỉ mẫu số .

Lời giải chi tiết:

Chín phần mười: \( \displaystyle {9 \over {10}}\) ;

Hai mươi lăm phần trăm: \( \displaystyle {{25} \over {100}}\) ;

Bốn trăm phần nghìn: \( \displaystyle {{400} \over {1000}}\) ;

Năm phần triệu: \( \displaystyle {5 \over {1000000}}\).


Bài 3

Khoanh vào phân số thập phân : 

\( \displaystyle {5 \over 6};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{10} \over 7};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{3 \over {100}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{4 \over {10}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\) \( \displaystyle {{87} \over {200}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{1 \over {1000}}\)

Phương pháp giải:

Phân số thập phân là các phân số có mẫu số là \(10\,;\; 100\,;\; 1000; ...\)

Lời giải chi tiết:

Ta khoanh tròn vào các phân số thập phân sau: 

\( \displaystyle {3 \over {100}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{4 \over {10}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{1 \over {1000}}\)


Bài 4

Chuyển phân số thành phân số thập phân (theo mẫu) : 

a) \( \displaystyle {3 \over 5} = {{3 \times 2} \over{5 \times 2}} = {6 \over {10}}\)

b) \( \displaystyle {9 \over {25}} = {{9 \times ...} \over {25 \times ...}} = { \over {100}}\)

c) \( \displaystyle {{11} \over {25}} = ........= ..........\)

d) \( \displaystyle {3 \over {125}} = ........ = ..........\)

e) \( \displaystyle {{81} \over {900}} = {{81:\;...} \over {900:\;...}} = { \over {100}}\)

g) \( \displaystyle {{28} \over {700}} = ........ = .........\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:

- Nếu nhân cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle {3 \over 5} = {{3 \times 2} \over {5 \times 2}} = {6 \over {10}}\)

b) \( \displaystyle {9 \over {25}} = {{9 \times 4} \over {25 \times 4}} = {{36} \over {100}}\)

c) \( \displaystyle {{11} \over {25}} = {{11 \times 4} \over {25 \times 4}} = {{44} \over {100}}\)

d) \( \displaystyle {3 \over {125}} = {{3 \times 8} \over {125 \times 8}} = {{24} \over {1000}}\)

e) \( \displaystyle {{81} \over {900}} = {{81:9} \over {900:9}} = {9 \over {100}}\)

g) \( \displaystyle {{28} \over {700}} = {{28:7} \over {700:7}} = {4 \over {100}}\)