Giải bài tập 3.40 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

Xét phát biểu I: “Nếu a và b là hai số không âm bất kì thì \(\sqrt {a.b} = \sqrt a .\sqrt b \)” và phát biểu II: “Nếu a và b là hai số không âm bất kì thì \(\sqrt {a + b} = \sqrt a + \sqrt b \)” Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng? A. Cả hai phát biểu I và II đều đúng. B. Cả hai phát biểu I và II đều sai. C. Phát biểu I đúng và phát biểu II sai. D. Phát biểu I sai và phát biểu II đúng.


Đề bài

Xét phát biểu I: “Nếu a và b là hai số không âm bất kì thì \(\sqrt {a.b}  = \sqrt a .\sqrt b \)” và phát biểu II: “Nếu a và b là hai số không âm bất kì thì \(\sqrt {a + b}  = \sqrt a  + \sqrt b \)”

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?

A. Cả hai phát biểu I và II đều đúng.

B. Cả hai phát biểu I và II đều sai.

C. Phát biểu I đúng và phát biểu II sai.

D. Phát biểu I sai và phát biểu II đúng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu a và b là hai số không âm bất kì thì \(\sqrt {a.b}  = \sqrt a .\sqrt b \).

Lời giải chi tiết

Ta có: Nếu a và b là hai số không âm bất kì thì \(\sqrt {a.b}  = \sqrt a .\sqrt b \).

Vì \(\sqrt {2 + 3}  \ne \sqrt 2  + \sqrt 3 \) nên phát biểu II: “Nếu a và b là hai số không âm bất kì thì \(\sqrt {a + b}  = \sqrt a  + \sqrt b \)” sai.

Do đó, phát biểu I đúng và phát biểu II sai.

Chọn C



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến