Bài 6.12 trang 18 SBT Vật lí 9

Giải bài 6.12 trang 18 SBT Vật lí 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.5, trong đó có các điện trở R1=9Ω; R2=15Ω; R3=10Ω; dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3=0,3A.


Đề bài

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.5, trong đó có các điện trở R1=9Ω; R2=15Ω; R3=10Ω; dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3=0,3A.

a. Tính các cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua các điện trở R1 và R2.

b. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch có các điện trở mắc song song: \({R_{tđ}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} \)

+ Sử dụng biểu thức: \({I} = \dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết

a) Điện trở tương đương của R2 và R3:

\({R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}}= \dfrac{15.10}{15+10}=6\Omega \)

Hiệu điện thế giữa hai đầu\( R_3\)  :\( U_3 = I_3.R_3= 0,3.10 = 3V\)

=>\( U_{23} = U_2 = U_3 = 3V (vì R_2 // R_3)\)

Cường độ dòng điện qua \(R_2\): \({I_2} = \dfrac{U_2}{R_2} = \dfrac{3}{15} = 0,2A\)

Cường độ dòng điện qua \(R_1\): \(I = I_1= I_2 + I_3 = 0,3 + 0,2 = 0,5A\)

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB là:

\(U_{AB} = I.R = I(R_{23}+R_1) = 0,5(6+9) = 7,5V\)

Bài giải tiếp theo
Bài 6.13 trang 18 SBT Vật lý 9
Bài 6.14 trang 18 SBT Vật lý 9


Từ khóa