Bài 16 trang 67 SBT toán 7 tập 1

Giải bài 16 trang 67 sách bài tập toán 7 tập 1. Gọi x, y, z theo thứ tự là số vòng quay của kim giờ, kim phút, kim giây trong cùng một thời gian...


Đề bài

Gọi \(x, y, z\) theo thứ tự là số vòng quay của kim giờ, kim phút, kim giây trong cùng một thời gian.

a) Điền số thích hợp vào các ô trống trong hai bảng sau:

x

1

2

3

4

y

 

 

 

 

 

y

1

6

12

18

z

 

 

 

 

b) Viết công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) và \(z\) theo \(y\).

c) Số vòng quay \(x\) của kim giờ và số vòng quay \(z\) của kim giây có tỉ lệ thuận với nhau không? Nếu có, hãy tìm hệ số tỉ lệ của \(z\) đối với \(x.\)

d) Khi kim giờ quay được \(5\) vòng thì kim giây quay được bao nhiêu vòng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Kim giờ quay được \(1\) vòng hết \(12\) giờ.

- Kim phút quay được \(1\) vòng hết \(1\) giờ.

- Kim giây quay được \(1\) vòng hết \(60\) giây.

Lời giải chi tiết

a)

x

1

2

3

4

y

12

24

36

48

 

y

1

6

12

18

z

60

360

720

1080

 

b) Công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là \( y = 12x\);

    Công thức biểu diễn \(z\) theo \(y\) là \(z = 60y\).

c) Ta có: \(z =60y =60. (12x) = 720x\).

Số vòng quay của kim giờ \(x\) và số vòng quay của kim giây \(z\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

Hệ số tỉ lệ của \(z\) đối với \(x\) là \(720\).

d) Thay \(x = 5\) vào biểu thức \(z = 720x\) ta có:

\(z = 720. 5 = 3600\) (vòng).

Vậy kim giờ quay được \(5\) vòng thì kim giây quay được \(3600\) vòng.

Bài giải tiếp theo
Bài 17 trang 67 SBT toán 7 tập 1
Bài 2.1, 2.2, 2.3 phần bài tập bổ sung trang 68 SBT toán 7 tập 1

Video liên quan



Từ khóa