Bài 102* trang 29 SBT toán 6 tập 2

Giải bài 102* trang 29 sách bài tập toán 6. Viết số nghịch đảo của -2 dưới dạng tổng các nghịch đảo của ba số nguyên khác nhau.


Đề bài

Viết số nghịch đảo của \(-2\) dưới dạng tổng các nghịch đảo của ba số nguyên khác nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng: Hai số được gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng \(1.\)

Lời giải chi tiết

Số nghịch đảo của \(-2\) là \(\displaystyle {1 \over { - 2}}.\)

Ta có thể viết như sau :

\(\displaystyle {1 \over { - 2}} = {{ - 1} \over 2} = {{ - 6} \over {12}} \)\(\displaystyle = {{\left( { - 3} \right) + \left( { - 2} \right) + \left( { - 1} \right)} \over {12}} \)\(\displaystyle = {{ - 1} \over 4} + {{ - 1} \over 6} + {{ - 1} \over {12}} \)\(\displaystyle = {1 \over { - 4}} + {1 \over { - 6}} + {1 \over { - 12}}\)

Ta có \(\displaystyle {1 \over { - 4}}\) là nghịch đảo của \(-4\); \(\displaystyle {1 \over { - 6}}\) là nghịch đảo của \(-6\); \(\displaystyle {1 \over { - 12}}\) là nghịch đảo của \(-12.\)

Vậy số nghịch đảo của \(-2\) được viết dưới dạng tổng nghịch đảo của ba số nguyên là \(-4\;;\; -6\;;\; -12.\)

Bài giải tiếp theo
Bài 103 trang 29 SBT toán 6 tập 2
Bài 104 trang 29 SBT toán 6 tập 2
Bài 105 trang 30 SBT toán 6 tập 2
Bài 106 trang 30 SBT toán 6 tập 2
Bài 107 trang 30 SBT toán 6 tập 2
Bài 108 trang 30 SBT toán 6 tập 2
Bài 109* trang 30 SBT toán 6 tập 2
Bài 110* trang 30 SBT toán 6 tập 2
Bài 12.1, 12.2, 12.3, 12.4, 12.5 phần bài tập bổ sung trang 30, 31 SBT toán 6 tập 2

Video liên quan



Từ khóa