Bài 1,2 mục II trang 35,36 Vở bài tập Sinh học 9

Giải bài 1,2 mục II Tóm tắt ghi nhớ trang 35,36 VBT Sinh học 9:Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống


Bài tập 1

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố ……………… ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc ………………… mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: …………………

ADN của mỗi loài được đặc thù bởi ……………………… của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính ………………… của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở ………………… cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.

Lời giải: 

Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X.

ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.


Bài tập 2

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm ……………… xoắn đều. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: ………………, ………………, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất ………………… của 2 mạch đơn.

Lời giải: 

ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.


Bài giải tiếp theo
Bài 1 mục III trang 36 Vở bài tập Sinh học 9
Bài 2 mục III trang 36 Vở bài tập Sinh học 9
Bài 3 mục III trang 36 Vở bài tập Sinh học 9
Bài 4 mục III trang 37 Vở bài tập Sinh học 9
Bài 5 mục III trang 37 Vở bài tập Sinh học 9
Bài 6 mục III trang 37 Vở bài tập Sinh học 9


Bài học liên quan

Từ khóa