Đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.

Trong xã hội, vua và các quan văn, võ (cùng một số nhà sư) tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.


a) Xã hội

- Giai cấp thống trị: Vua và quan văn, quan võ (cùng một số nhà sư).

Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.

Thấp kém nhất là nô tì, số lượng không nhiều.

b) Văn hoá

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho giáo xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.

- Đạo Phật phát triển, được truyền bá rộng rãi; nhà sư được trọng dụng (Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh); chùa chiền xây dựng khắp nơi (chùa Bà Ngô, chùa Tháp chùa Nhất Trụ, …)

- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...

Bài giải tiếp theo
Tại sao ở thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư lại được trong dung?
Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển ?
Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi ?
Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?
Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.


Bài học liên quan

Từ khóa