Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 ( Đề thi học kì 1 )- Sinh học 11


Đề bài

Phần 1: Trắc nghiệm

Hãy chọn đáp án đúng và điền vào bảng sau:

Câu 1.Mạch gỗ của cây gồm các loại tế bào là

A. quản bào và tế bào nội bì.     

B. quản bào và tế bào lông hút.

C. quản bào và mạch ống.         

D. quản bào và tế bào biểu bì.

Câu 2. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

A. cơ quan nguồn và cơ quan chứa .

B. cành và cơ quan chứa là rễ.

C. cơ quan chứa là rễ và thân.   

D. cơ quan nguồn và thân.

Câu  3. Nước xâm nhập từ đất vào rễ theo cơ chế nào?

A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất.

B.Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất.

C.Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất.

D.Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất.

Câu 4. Cơ quan thoát hơi nước của cây là

A. cành.

B. lá.

C. thân.

D. rễ.

Câu 5. Vai trò của nguyên tố Phốtpho trong cơ thể thực vật là

A. thành phần của axit nuclêic, ATP.

B. hoạt hóa Enzim.

C.thành phần của màng tế bào.  

D. thành phần của chất diệp lục.

Câu 6. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố vi lượng?

A. C, O, Mn, Cl, Fe.

B. Zn, Cl, B, Cu, Mo.

C. C, H, O, N, P, K.

D. C, H, K, Cu, Fe.

Câu 7. Lá cây có màu xanh lục vì

A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. hệ sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu  8. Khi tế bào khí khổng trương nước thì

A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. thành dày căng ra, làm cho thành mỏng căng theo nên khi khổng mở ra.

C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo nên khí khổng mở ra.

Câu 9. Những cây thuộc nhóm thực vật C4

A. lúa, khoai, sắn, đậu.

B. mía, ngô, lúa.

C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

D. rau dền, kê, cao lương.

Câu 10. Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra trong các giai đoạn nào?

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.

D. Giai đoạn đầu cố định O2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

Câu 11. Năng suất sinh học là

A. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi quý trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

B. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

C. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi năm trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

D. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 12. Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp?

A. Mạng lưới nội chất.

B. Không bào.

C. Lục lạp.

D. Ti thể.

Câu  13.Triệu chứng của cây khi thiếu nitơ là gì?

A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

B. Cây còi cọc, lá có màu vàng.

C. Lá mới có màu vàng, rễ bị tiêu giảm.

D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu  14. Con đường thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm

A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu  15. Một số chất khoáng được cây hấp thụ chủ động theo phương thức:

A. vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ, cần ít năng lượng.

B. vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ, cần tiêu tốn năng lượng.

C. vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ, không cần năng lượng.

D. vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ, cần tiêu tốn năng lượng

Câu  16. Điểm bù ánh sáng là trị số mà tại đó

A. cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

C. cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu  17: Triệu chứng của cây khi thiếu sắt là

A. gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.

B. lá nhỏ có màu vàng.

C. lá non có màu lục đậm không bình thường.

D. lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.

Câu  18. Glucôzơ bị ôxy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep thì dạng năng lượng bị tiêu hao là

A. ánh sáng.

B. nhiệt.

C. ATP.

D. NADH và FADH2.

Câu  19.Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì

A. rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường.

B. lông hút bị chết.

C. cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

D. rễ cây thiếu ôxi, lông hút bị chết nên cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

Câu  20. Hô hấp là quá trình

A. oxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

B. oxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

C. oxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Phần 2 : Tự luận

Câu  1. Nêu đặc điểm các con đường thoát hơi nước qua lá.Theo em thế nào là cân bằng nước trong cây?

Câu  2Có những biện pháp nào để tăng năng suất cây trồng? Nêu cơ sở khoa học của từng biện pháp.

Câu  3 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm chiết rút diệp lục ở thực vật.

 

 

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

A

D

B

A

6

7

8

9

10

B

D

D

C

C

11

12

13

14

15

A

D

B

C

D

16

17

18

19

20

B

A

B

D

A

 

Tự luận:

Câu 1.

a.Đặc điểm các con đường thoát hơi nước ở lá

- Con đường thoát hơi nước qua khí khổng  là chủ yếu, tốc độ nhanh

- Con đường thoát hơi nước qua cutin  tốc độ chậm, phụ thuộc độ dày lớp cutin.

b.Cân bằng nước là  sự cân bằng giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước. Cần  tưới tiêu hợp lí để đảm bảo cân bằng nước cho cây trồng.

Câu 2.

a. Những biện pháp tăng năng suất cây trồng

Gồm: Tăng diện tích lá; Tăng cường độ quang hợp;Tăng hệ sồ kinh tế.

1b.  Cơ sở khoa học của từng biện pháp:

*Tăng diện tích lá Tăng hấp thụ ánh sáng → tăng cường độ quang hợp → tăng tích luỹ chất hữu cơ cho cây → tăng năng suất cây trồng.

*  Tăng cường độ quang hợpCường độ QH là chỉ số thể hiện hiệu suất QH của bộ máy QH; tăng cường độ quang hợp→ tăng khả năng tích luỹ chất hữu cơ→ tăng năng suất cây trồng.

Tăng hệ số kinh tế Hệ số kinh tế tăng khi năng suất kinh tế tăng (cây có sự phân bố sản phẩm QH vào các bộ phận có giá trị kinh tế như hạt, củ, quả…).

Câu 3.

Bước 1: Dùng kéo cắt nhỏ mẫu lá xanh đã chuẩn bị (sau khi đã loại bỏ cuống lá và gân lá).

Bước 2: Cho các mẫu lá đã cắt vào hai cốc đã ghi nhãn (đối chứng hoặc thí nghiệm) với lượng tương đương. Bước 3: Đong một lượng cồn bằng lượng nước đối chứng rồi rót cồn vào cốc thí nghiệm, rót nước vào cốc đối chứng (ngập mẫu lá). Để hai cốc thí nghiệm trong thời gian 20-25 phút.

Bước 4: Chiết dịch trong mỗi cốc ra và quan sát.

 

Bài giải tiếp theo
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 11
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 11

Video liên quan