Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 11
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 ( Đề thi học kì 1 ) - Sinh học 11
Đề bài
Câu 1: Người ta trồng 1ha lúa trong 120 ngày thì thu hoạch được 100 tạ sinh khối trong đó có 65 tạ thóc. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế theo đơn vị kg/ngày/ha là:
A. 83,33 và 54,17
B. 54,17 và 83,33
C. 0,83 và 0,54
D. 12000 và 6500
Câu 2: Cho các nhận định sau:
I. Tăng hệ số kinh tế là làm tăng sự phân bố sản phẩm quang hợp vào rễ cây.
II. Càng bón nhiều phân hóa học cho cây thì cây phát triển càng tốt.
III. Các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng đều cần quan tâm đến giống và kĩ thuật chăm sóc
IV. Trồng cây với mật độ phù hợp là một biện pháp làm tăng diện tích lá.
Số nhận định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Đâu không phải là cách tăng năng suất cây trồng?
A. Tăng cường độ quang hợp
B. Tăng diện tích lá
C. Tăng hệ số kinh tế
D. Tăng cường độ hô hấp
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp với cơ thể thực vật?
A. Tạo ra năng lượng ATP để sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. Biến đổi CO2 thành chất hữu cơ tích lũy trong cơ thể thực vật
C. Tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong cơ thể.
D. Tạo ra nhiệt để duy trì nhiệt độ cho cơ thể thực vật.
Câu 5: Quang hợp xảy ra ở miền ánh sáng nào?
A. Đỏ, lục.
B. Xanh tím, đỏ.
C. Xanh tím, cam.
D. Cam, đỏ.
Câu 6: So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình phân giải hiếu khí so với phân giải kị khí gấp nhau:
A. 19 lần
B. 18 lần
C. 17 lần
D. 16 lần
Câu 7: Cho các nhận định sau:
I. Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau.
II. Nước là sản phẩm của hô hấp nên tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
III. Khi bảo quản các nông sản chúng ta cần tạo điều kiện cho các nông sản tăng cường độ hô hấp để tránh bị thối.
IV. Rễ cây là một cơ quan có quá trình hô hấp diễn ra mạnh.
Số nhận định đúng là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 8: Cho các nhận định sau:
I. Nhóm thực vật C4 chủ yếu được phân bố ở vùng sa mạc khô hạn.
II. Diễn biến pha sáng trong quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM là giống nhau.
III. Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào năng lượng ánh sáng.
IV. C6H12O6 được tạo ra trong pha sáng của quang hợp.
Số nhận định đúng là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 9: Hô hấp ở thực vật là quá trình:
A. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và cần tiêu thụ năng lượng.
B. Tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
C. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
D. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Nhiệt độ luôn tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp.
B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzim quang hợp
C. Nhiệt độ cực tiểu để quang hợp ngừng xảy ra ở thực vật ôn đới cao hơn so với thực vật nhiệt đới
D. Khi nhiệt độ vượt quá giá trị tối ưu thì cường độ quang hợp của cây bắt đầu tăng nhanh.
Câu 11: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở thực vật là
A. Ti thể.
B. Không bào.
C. Mạng lưới nội chất.
D. Lục lạp
Chọn A
Câu 12: Cho các nhận định sau:
I. Có 5 nhân tố ngoại cảnh chính ảnh hưởng tới quang hợp: nước, ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ, nguyên tố khoáng. Các nhân tố này tác động phối hợp với nhau.
II. Khi nồng độ CO2 vượt quá trị số bão hòa thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh.
III. Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng nhiệt đới thấp hơn so với thực vật vùng ôn đới.
IV. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là sử dụng ánh sáng của các loại đèn và ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che.
Số nhận định không đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13: Nguyên tố khoáng nào sau đây điều tiết độ mở khí khổng:
A. K.
B. Mg.
C. Mn.
D. P.
Câu 14: Các tia sáng đỏ và xanh tím xúc tiến quá trình tổng hợp:
A. Protein, cacbohidrat
B. Cacbohidrat, lipit.
C. ADN, protein.
D. Cacbohidrat, protein
Câu 15: Điểm bù ánh sáng là gì?
A. Là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
B. Là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
C. Là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp không tăng thêm cho dù cường độ ánh sáng tăng.
D. Là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
Câu 16: Giai đoạn đường phân trong hô hấp ở thực vật diễn ra ở đâu và tạo ra bao nhiêu ATP từ 1 phân tử glucozo?
A. Trong ti thể, 4ATP
B. Tế bào chất, 2ATP
C. Trong ti thể, 2ATP
D. Tế bào chất, 4ATP
Câu 17: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật
A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.
B. Rễ cây bị khô hạn.
C. Rễ cây bị ngập úng.
D. Cây sống nơi ẩm ướt.
Câu 18: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình khử CO2
B. Diệp lục bị kích thích và giải phóng electron.
C. Quá trình quang phân li nước.
D. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.
Câu 19: Các con đường hô hấp ở thực vật là:
A. Phân giải kị khí và hô hấp hiếu khí
B. Đường phân và lên men
C. Lên men và hô hấp hiếu khí
D. Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí.
Câu 20: Năng suất kinh tế là gì?
A. Là phần chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế
B. Là phần chất khô tích lũy trong toàn bộ cơ thể thực vật
C. Là phần chất khô tích lũy trong thân
D. Là phần chất khô tích lũy trong hạt
Câu 21: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
A. 80 – 85%
B. 85 – 90%
C. 90 – 95%
D. Trên 95%
Câu 22: Câu nào sau đây là đúng:
A. Năng suất kinh tế luôn bằng năng suất sinh học
B. Năng suất kinh tế luôn lớn hơn hoặc bằng năng suất sinh học.
C. Năng suất kinh tế luôn lớn hơn năng suất sinh học
D. Năng suất kinh tế luôn nhỏ hơn năng suất sinh học
Câu 23: Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là:
A. 0.08-0.1%.
B. Nhỏ hơn 0.008-0.01%.
C. 0.008-0.01%.
D. Lớn hơn 0.008-0.01%.
Câu 24: Chất nhận CO2 đầu tiên ở thực vật C3:
A. APG.
B. PEP
C. Ribulôzơ 1,5 điP.
D. C6H12O6.
Câu 25: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu?
A. Tilacôit.
B. Strôma.
C. Nhân tế bào.
D. Tế bào chất.
Câu 26: Pha sáng của quang hợp là gì?
A. Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
B. Là pha chuyển hóa năng lượng hóa học thành năng lượng ánh sáng.
C. Là pha cố định CO2.
D. Là pha diễn ra trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Câu 27: Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là
A. Cường độ ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2.
B. Cường độ ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ.
C. Cường độ ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
D. Cường độ ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
Câu 28: Sản phẩm của pha sáng mang năng lượng ánh sáng cung cấp cho pha tối là:
A. Cacbohiđrat, CO2.
B. ATP, NADPH.
C. ADP, NADPH.
D. ADP, NADPH, O2.
Câu 29: Các giai đoạn của phân giải hiếu khí diễn ra theo trật tự:
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep.
C. Đường phân → Chu trình crep → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân.
Câu 30: Có 5 phân tử glucozo khi phân giải hiếu khí thì tạo ra:
A. 38ATP
B. 10ATP
C. 180 ATP
D. 190 ATP
Câu 31: Thực vật C3 bao gồm:
A. Cam, bưởi, nhãn.
B. Xương rồng, thanh long, dứa.
C. Mía, ngô, rau dền.
D. Xương rồng, mía ,cam.
Câu 32: Quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là:
A. Hô hấp hiếu khí.
B. Chu trình crep.
C. Đường phân.
D. Lên men
Câu 33: Người ta phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào:
A. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá
B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là chất có bao nhiêu cacbon.
C. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng
D. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này
Câu 34: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ luôn tỉ lệ thuận với nhau
C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp
D. Tất cả đều đúng.
Câu 35: Tia sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là:
A. Vàng
B. Xanh tím
C. Da cam
D. Đỏ.
Câu 36: Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. CO2.
B. C6H12O6.
C. H2O ( quang phân li H2O).
D. H2O và CO2.
Câu 37: Câu nào sau đây không đúng:
A. Phân giải kị khí gây bất lợi cho cây.
B. Nhiệt độ luôn tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp.
C. Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp
D. Trong các hạt khô khi hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tăng mạnh.
Câu 38: Câu nào sau đây là không đúng:
A. Nước là nguyên liệu, môi trường của quá trình quang hợp.
B. Hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp.
C. Điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp là cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp bắt đầu xảy ra.
D. Khi thiếu nước cây chịu hạn duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Hiệu quả quang hợp ở nhóm thực vật C4 cao hơn ở nhóm thực vật C3 và CAM.
B. Pha sáng của quang hợp ở thực vật xảy ra ở tilacoit.
C. Nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để hạn chế sự mất nước.
D. Chu trình canvin chỉ diễn ra ở pha tối trong quang hợp thực vật của nhóm thực vật C3, không diễn ra ở pha tối trong quang hợp thực vật của nhóm thực vật C4 và CAM.
Câu 40: Trong quá trình quang hợp của thực vật khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì:
A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng.
B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C. Cường độ quang hợp không thay đổi .
D. Cường độ quang hợp tăng rồi lại giảm.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
D |
B |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
A |
D |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
C |
A |
D |
D |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
C |
A |
D |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
D |
C |
C |
B |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
D |
B |
C |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
A |
C |
B |
C |
D |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
C |
B |
C |
D |
B |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 11 timdapan.com"