Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 1 – Hóa học 9

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 1 – Hóa học 9


Đề bài

Câu 1 (1 điểm): Có các oxit: SO3, CO2, CaO, CuO, Na2O, SO2. Những oxit có thể diều chế bằng phản ứng phân hủy là:

A.CO2, CaO, CuO, SO2.                   

B. SO3, CO2, CaO, CuO, Na2O.

C. SO3, CaO, Na2O, SO2.                  

D. SO3, CO2, CaO, CuO, SO2.

Câu 2 (1 điểm): Người ta loại các khí SO2, CO2 ra khỏi hỗn hợp với khí CO bằng cách cho hỗn hợp khí đó:

A.sục vào H2SO4 đặc.

B. tác dụng với cacbon rồi sục vào dung dịch Ca(OH)2.

C. sục vào dung dịch Na2CO3.

D. sục vào dung dịch NaOH (dư).

Câu 3 (1 điểm): Một oxit của mangan trong đó Mn chiếm 49,6 % (theo khối lượng), còn lại là oxi. Công thức hóa học của oxit đó là (Mn = 55, O = 16).

A.MnO2                      B. MnO.

C. Mn2O2.                   D. Mn3O4.

Câu 4 (2 điểm): Các vị trí (1), (2), (3), (4) trong sơ đồ:

Lần lượt có thể là:

A.CaO, Ca(OH)2, CaCl2,AgCl.

B. CO2, H2CO3, Ca(HCO3)2,Ag2CO3.

C.CaO, Ca(HCO3)2, CaCl2, AgCl.

D. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO­3, Ag2CO3.

Câu 5 (2 điểm): Để điều chế cùng một lượng CuSO4 từ H2SO4, phương pháp nào sau đây tiết kiệm axit H2SO4 nhất?

A.Cho CuO tác dụng với dung dịch H2SO4

B. Cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng.

C. Cho Cu tác dụng với H2SO4 loãng.

D. Cho Ag tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sau đó cho Cu vào dung dịch vừa tạo thành.

Câu 6 (1 điểm): Dung dịch H2SO4 …(1)… tác dụng với Cu tạo ra dung dịch CuSO4 có …(2)… và …(3)… SO2 có …(4)….Các vị trí (1), (2), (3), (4) lần lượt là:

A.loãng, màu xanh, khí, mùi chua.

B. loãng, màu đen, khí, mùi trứng thối.

C. loãng, màu xanh, rắn, mùi hắc.

D. đặc nóng, màu xanh, khí, mùi hắc.

Câu 7 (1 điểm): Có các chất: CuSO4, CaCl2, SO2. Để làm khan chúng, người ta có thể dùng:

A.H2SO4 đặc.                                     

B. dung dịch NaOH đặc.

C. natri kim loại.                                

D. dư dung dịch Na(OH)2.

Câu 8 (1 điểm): Khi cho H2SO4 đặc vào cốc bằng thủy tinh đựng đường, người ta thấy:

A.xuất hiện chất rắn màu đen.

B.hơi nước và khí SO2.

C. có cacbon và khí CO2.

D. xuất hiện chất rắn màu đen đồng thời có nhiều khí thoát ra.

Lời giải chi tiết

1.Đáp án.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

C

A

A

D

A

D

2.Lời giải:

Câu 1: (A)

Ví dụ: \(\eqalign{  & CaC{O_3} \to C{O_2} + CaO({t^0})  \cr  & Cu{(OH)_2} \to CuO + {H_2}O({t^0})  \cr  & CaS{O_3} \to S{O_2} + {H_2}O({t^0}) \cr} \)

Câu 2: (D)

Phương trình hóa học: \(\eqalign{  & C{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O  \cr  & S{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O \cr} \)

Câu 3: (C)

\(Mn\;49,6\% \;M{n_x}{O_y}\)

\(\Rightarrow x:y = {{49,6} \over {55}}:{{50,4} \over {16}} = 0,9:3,15 = 2:7\)

\(\Rightarrow M{n_2}{O_7}\)

Câu 4: (A)

\(\eqalign{  & CaC{O_3} \to CaO + C{O_2}({t^0})  \cr  & CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}  \cr  & Ca{(OH)_2} + 2HCl \to CaC{l_2} + 2{H_2}O  \cr  & CaC{l_2} + 2AgN{O_3} \to 2AgCl + Ca{(N{O_3})_2} \cr} \)

Câu 5: (A)

CuO + H2SO4 \(\to\) CuSO4 + H2O.

Với Cu hay Ag khi tác dụng với H2SO4 cần đặc và nóng, ngoài CuSO4 còn tạo khí SO2 nên tốn nhiều H2SO4 hơn.

Câu 6: (D)

Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) \(\to\) CuSO4 (dung dịch màu xanh) + SO2 (khí mùi hắc) + 2H2O.

Câu 7: (A)

Để làm khan người ta phải dùng hóa chất hút nước và không tác dụng với các chất đó kể cả sản phẩm do chúng tạo ra.

Câu 8: (D)

H2SO4 đặc oxi hóa bông gòn (một chất hữu cơ) sự oxi hóa chưa hoàn toàn nên sản phẩm tạo ra có cacbon, khí CO2 và khí SO2.



Từ khóa phổ biến