Chính tả (Nghe - viết): Câu chuyện bó đũa trang 114 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Nghe - viết): Câu chuyện bó đũa trang 114 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 3. Tìm các từ : a) Chứa tiếng có âm l hay âm n :
Câu 1
Nghe- viết : Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo … đến hết)
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
? Tìm lời của người cha trong bài chính tả.
- Lời của người cha:
- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
? Lời của người cha được ghi sau những dấu câu gì ?
- Lời của người cha được ghi sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.
Câu 2
Điền vào chỗ trống :
Gợi ý: Em hãy phân biệt l/n, i/iê, ăt/ăc khi viết.
Trả lời :
a) l hay n ?
lên bảng, nên người, ấm no, lo lắng
b) i hay iê ?
mải miết, hiểu biết, chim sẻ, điểm 10
c) ăt hay ăc ?
chuột nhắt, nhắc nhở, đặt tên, thắc mắc
Câu 3
Tìm các từ :
Gợi ý: Em hãy đọc kĩ phần gợi ý và tìm từ thích hợp.
a) Chứa tiếng có âm l hay âm n :
- Chỉ người sinh ra bố : ông bà nội
- Trái nghĩa với nóng : lạnh
- Cùng nghĩa với không quen : lạ
b) Chứa tiếng có vần in hay vần iên :
- Trái nghĩa với dữ : hiền
- Chỉ người tốt có phép lạ trong truyện cổ tích : tiên
- Có nghĩa là (quả, thức ăn) đến độ ăn được : chín
c) Chứa tiếng có vần ăt hay vần ăc :
- Có nghĩa là cầm tay đưa đi : dắt
- Chỉ hướng ngược với hướng nam : bắc
- Có nghĩa là dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật : cắt
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Chính tả (Nghe - viết): Câu chuyện bó đũa trang 114 SGK Tiếng Việt 2 tập 1 timdapan.com"