Chiến tranh Nam - Bắc triều

Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.


Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

* Bắc triều:

- Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, ở phía Bắc Việt Nam, sử gọi là Bắc triều.

* Nam triều:

- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía Bắc).

=> Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác.

Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều chấm dứt.

Bài giải tiếp theo
Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều.
Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân ta
Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
Nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII
Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân thời bấy giờ.
Hãy nêu ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI.
Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?


Bài học liên quan