Câu 2 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Xét tính chẵn – lẻ của hàm số sau :


Xét tính chẵn – lẻ của hàm số sau:

a. \(y = -2\sin x\)

b. \(y = 3\sin x – 2\)

c. \(y=\sin x – \cos x\)

d. \(y = \sin x\cos^2 x+ \tan x\)

LG a

\(y = -2\sin x\)

Phương pháp giải:

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên \(D\).

+) Nếu \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) =  - f\left( x \right)\) thì hàm số là hàm số lẻ.

+) Nếu \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\) thì hàm số là hàm số chẵn.

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = -2\sin x\)

Tập xác định \(D =\mathbb R\), ta có:

\(f(-x) = -2\sin (-x)\)\( =  - 2\left( { - \sin x} \right) = 2\sin x\)\( = -f(x), ∀x \in\mathbb R\)

Vậy \(y = -2\sin x\) là hàm số lẻ.


LG b

\(y = 3\sin x – 2\)

Phương pháp giải:

Lấy ví dụ kiểm tra, thay \(x = \frac{\pi }{2}, - x =  - \frac{\pi }{2}\) kiểm tra giá trị của hàm số tại các điểm này và so sánh.

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = 3\sin x – 2\)

Ta có: \(f\left( {{\pi \over 2}} \right)  = 3\sin \frac{\pi }{2} - 2= 1;\)

\(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) = 3\sin (-\frac{\pi }{2}) - 2= - 5\)

\(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) \ne - f\left( { - {\pi \over 2}} \right)\) và \(f\left( { - {\pi \over 2}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 2}} \right)\) nên hàm số \(y = 3\sin x – 2\) không phải là hàm số chẵn cũng không phải là hàm số lẻ.


LG c

\(y=\sin x – \cos x\)

Lời giải chi tiết:

\(f(x) = \sin x – \cos x\)

Ta có:  \(f\left( {{\pi \over 4}} \right) = 0;f\left( { - {\pi \over 4}} \right) = - \sqrt 2 \)

\(f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne - f\left( {{\pi \over 4}} \right)\) và \(f\left( { - {\pi \over 4}} \right) \ne f\left( {{\pi \over 4}} \right)\) nên \(y = \sin x – \cos x\) không phải là hàm số lẻ cũng không phải là hàm số chẵn.


LG d

\(y = \sin x\cos^2 x+ \tan x\)

Lời giải chi tiết:

\(f\left( x \right) = \sin x{\cos ^2}x + \tan x\)

Tập xác định \(D = \mathbb R \backslash  \left\{{\pi \over 2} + k\pi ,k \in \mathbb Z \right\}\)

\(∀x \in D\) ta có \(– x \in D\) và  

\(\eqalign{
& f\left( { - x} \right) \cr&= \sin \left( { - x} \right){\cos ^2}\left( { - x} \right) + \tan \left( { - x} \right) \cr 
& = - \sin x{\cos ^2}x - \tan x\cr& =  - \left( {\sin x{{\cos }^2}x + \tan x} \right) = - f\left( x \right) \cr} \)

Do đó hàm số đã cho là hàm số lẻ.

Bài giải tiếp theo
Câu 3 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 4 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 5 trang 14 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 6 trang 15 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 7 trang 16 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 8 trang 16 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 9 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 10 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 11 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 12 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Video liên quan



Từ khóa