Cảm nhận của em về câu thơ kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: Đầu súng trăng treo

Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hi vọng của Chính Hữu - người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời.


      Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

Đầu súng trăng treo

      Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ "treo". Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh tương phản giữa chiến tranh và hoà bình đồng thời cũng là hình ảnh của hiện tại và tương lai. Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hi vọng của Chính Hữu - người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời. Người chiến sĩ, với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dào dạt.

Bài giải tiếp theo
Viết đoạn văn nêu những cảm nhận của em về hai tiếng đồng chí trong bài thơ cùng tên của Chính Hữu
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận đoạn cuối bài thơ "Đồng chí"
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 7 câu thơ đầu bài thơ "Đồng chí" - Chính Hữu
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình đồng chí
Qua bài thơ "Đồng chí" hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Viết đoạn văn phân tích biểu tượng của tình đồng chí

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa