Bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
Lưng mẹ là chiếc nôi mềm, và tim mẹ đang cất lên lời hát. Em cu Tai ngủ say theo tiếng hát của mẹ hiền. Giấc mơ của cm dào dạt tình thương mẹ. Thương mẹ vất vả phát rẫy tỉa bắp để có cái ăn cho con, để có nhiều lương thực.
Lưng mẹ là chiếc nôi mềm, và tim mẹ đang cất lên lời hát. Em cu Tai ngủ say theo tiếng hát của mẹ hiền. Giấc mơ của cm dào dạt tình thương mẹ. Thương mẹ vất vả phát rẫy tỉa bắp để có cái ăn cho con, để có nhiều lương thực. Lòng mẹ bao la: "'Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói". Con không chỉ mơ cho hiện tại mưa nắng thuận hòa “hạt bắp lên đều", xanh đồi nương, thắm rừng rẫy; mà còn mơ ước trở thành một người lao động phi thường:
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
Và đó cũng chính là mơ ước, là hi vọng của mẹ hiền về con thơ. Ước mơ “mai sau con lớn vung chày lún sân", “mai sau con lớn phát mười Ku-lưi" là ước mơ thần kì. Con có thương mẹ, mẹ có thương con, tình thương có bao la mới có ước mơ thần kì ấy. Chất thơ mang vẻ đẹp vừa dân dã vừa anh hùng.
Đây là khúc hát ru thứ hai trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm. Hai câu thơ sau ba lần vang lên trong bài thơ; điệp khúc ấy là tiếng vỗ về yêu thương em cu Tai:
Em cu Tui lớn trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Người mẹ Tà-ôi vừa địu con, vừa làm rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi hùng vĩ thuộc dãy Trường Sơn, ở miền Tây hai tỉnh Trị - Thiên. Một so sánh tương phản: “lưng núi thì to”, "lưng mẹ nhỏ" nhằm ca ngợi đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang của người mẹ nghèo, người dân tộc:
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ku-lưi
Lưng núi thì to mù lưng mẹ nhỏ.
Mẹ vất vả tỉa bắp nuôi con để phục vụ kháng chiến. Tình thương của mẹ bao la: "Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói", như một lời nhắc khẽ vỗ về, như một tiếng nói hồn hậu, cảm thông: "Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ".
“Mặt trời" là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân lộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
“Mặt trời của bắp" là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai... Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.
TimDapAn.com
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm timdapan.com"