Bài 5: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lý thuyết cần nhớ

- Viết số thành tổng các trăm, chục đơn vị và ngược lại.

- Ví dụ:

+ Số 325 gồm 3 trăm, 2 chục và 5 đơn vị

+ 325 = 300 + 20 + 5

1.2. Các dạng bài tập

Dạng 1: Viết số thành tổng của hàng trăm, chục, đơn vị.

Phân tích số cho trước thành tổng của các hàng.

Dạng 2: Tìm số liền trước (hoặc số liền sau) của một số rồi viết số đó dưới dạng tổng.

Bước 1: Tìm số cần viết thành tổng.

+) Số liền trước của số a có giá trị ít hơn a một đơn vị; số liền sau của số a có giá trị nhiều hơn a một đơn vị

+) Số chẵn là các số có hàng đơn vị bằng một trong các số 0;2;4;6;8. Số lẻ là số có hàng đơn vị bằng một trong các chữ số 1;3;5;7;9.

+) Các số lớn nhất có ba chữ số, số chẵn lớn nhất có ba chữ số thường có chữ số hàng trăm là 9; số bé nhất có ba chữ số thì thường chọn số có hàng trăm là 1

Bước 2: Viết số vừa tìm được dưới dạng tổng của các hàng trăm, chục, đơn vị.

Dạng 3: So sánh các số trong phạm vi 1000

So sánh hai hoặc nhiều số có ba chữ số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải.

Bài tập minh họa

Câu 1: Viết thành tổng của số chẵn liền sau

a) Số 124

b) Số 337

Hướng dẫn giải

a) Số chẵn liền sau của số 124 là 126

Ta có: 126 = 100 + 20 + 6.

b) Số chẵn liền sau của số 337 là 338

Ta có: 338 = 300 + 30 + 8

Câu 2: Viết số 145 thành tổng của các hàng trăm, chục, đơn vị.

Hướng dẫn giải

145 = 100 + 40 + 5

Câu 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: 155 ... 158

Hướng dẫn giải

Ta có: 155 < 158 (Hai số có ba chữ số, hàng trăm đều là chữ số 1, hàng chục đều là chữ số 5, hàng đơn vị có 5 < 8)

Dấu cần điền vào chỗ trống là “<”

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
  • Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

Bài học bổ sung