Bài 18: Tuần hoàn máu


1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1.1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn

  • Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

  • Hệ thống mạch máu:

    • Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào  

    • Mao mạch: Dẫn máu từ động mạch với tĩnh mạch

    • Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

1.2. Chức năng của hệ tuần hoàn

  • Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động
  • Đưa các chất thải đến thận, phổi để thải ra ngoài

→ Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

  • Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
  • Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:

các dạng hệ tuần hoàn

2.1. Hệ tuần hoàn hở

  • Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô.
  • Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm
  • Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..)

Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở

2.2. Hệ tuần hoàn kín

  • Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh
  • Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống
  • Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:

Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

- Hệ tuần hoàn đơn:

  • Đại diện: Lớp Cá
  • Cấu tạo của tim: Tim 2 ngăn
  • Số vòng tuần hoàn: Chỉ có 1 một vòng tuần hoàn
  • Máu đi nuôi cơ thể: Đỏ thẩm
  • Tốc độ của máu trong động mạch: Máu chảy với áp lực tế bào

- Hệ tuần hoàn kép:

  • Đại diện: Lớp Lưỡng cư, bò sát, chim và thú
  • Cấu tạo của tim: Tim ba ngăn hoặc 4 ngăn
  • Số vòng tuần hoàn: Có 2 vòng tuần hoàn,vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
  • Máu đi nuôi cơ thể: Máu pha hoặc máu đỏ tươi
  • Tốc độ của máu trong động mạch: Máu chảy với áp lực cao.

Ví dụ1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?

Gợi ý trả lời:

- Hệ tuần hoàn hở:

  • Đại diện:  Động vật thân mềm và chân khớp       
  • Cấu tạo: Tim, động mạch, tĩnh mạch
  • Đường đi của máu:

  • Đặc điểm của dịch tuần hoàn:
    • Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô.
    • Máu tiếp xúc và trao đổi chât trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
    • Tốc độ máu trong hệ mạch: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

- Hệ tuần hoàn kín:

  • Đại diện: Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
  • Cấu tạo: Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
  • Đường đi của máu:

  • Đặc điểm của dịch tuần hoàn:
    • Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim.
    • Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
    • Tốc độ máu trong hệ mạch: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Ví dụ 2: Chỉ ra chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật?

Gợi ý trả lời:

  • Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
  • Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín.
  • Từ tuần hoàn đơn (tim 3 ngăn với một vòng tuần hoàn) → tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn → tim bốn ngăn máu không pha trộn).

Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1.1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn

  • Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

  • Hệ thống mạch máu:

    • Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào  

    • Mao mạch: Dẫn máu từ động mạch với tĩnh mạch

    • Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

1.2. Chức năng của hệ tuần hoàn

  • Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động
  • Đưa các chất thải đến thận, phổi để thải ra ngoài

→ Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

  • Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
  • Hệ tuần hoàn của động vật đa bào có các dạng sau:

các dạng hệ tuần hoàn

2.1. Hệ tuần hoàn hở

  • Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô.
  • Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm
  • Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..)

Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở

2.2. Hệ tuần hoàn kín

  • Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh
  • Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống
  • Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:

Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

- Hệ tuần hoàn đơn:

  • Đại diện: Lớp Cá
  • Cấu tạo của tim: Tim 2 ngăn
  • Số vòng tuần hoàn: Chỉ có 1 một vòng tuần hoàn
  • Máu đi nuôi cơ thể: Đỏ thẩm
  • Tốc độ của máu trong động mạch: Máu chảy với áp lực tế bào

- Hệ tuần hoàn kép:

  • Đại diện: Lớp Lưỡng cư, bò sát, chim và thú
  • Cấu tạo của tim: Tim ba ngăn hoặc 4 ngăn
  • Số vòng tuần hoàn: Có 2 vòng tuần hoàn,vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
  • Máu đi nuôi cơ thể: Máu pha hoặc máu đỏ tươi
  • Tốc độ của máu trong động mạch: Máu chảy với áp lực cao.

Ví dụ1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?

Gợi ý trả lời:

- Hệ tuần hoàn hở:

  • Đại diện:  Động vật thân mềm và chân khớp       
  • Cấu tạo: Tim, động mạch, tĩnh mạch
  • Đường đi của máu:

  • Đặc điểm của dịch tuần hoàn:
    • Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô.
    • Máu tiếp xúc và trao đổi chât trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
    • Tốc độ máu trong hệ mạch: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

- Hệ tuần hoàn kín:

  • Đại diện: Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
  • Cấu tạo: Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
  • Đường đi của máu:

  • Đặc điểm của dịch tuần hoàn:
    • Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim.
    • Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
    • Tốc độ máu trong hệ mạch: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Ví dụ 2: Chỉ ra chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật?

Gợi ý trả lời:

  • Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
  • Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín.
  • Từ tuần hoàn đơn (tim 3 ngăn với một vòng tuần hoàn) → tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn → tim bốn ngăn máu không pha trộn).

Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

Bài học tiếp theo

Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
Bài 20: Cân bằng nội môi
Bài 21: Thực hành Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

Bài học bổ sung