Bài 8: Quang hợp ở thực vật


1. Khái niệm quang hợp ở cây xanh:

1.1. Quang hợp là gì?

  • Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O.
  • Phương trình tổng quát :

6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2

Quá trình quang hợp

1.2. Vai trò quang hợp của cây xanh

  • Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người

  • Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.

  • Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)

2. Lá là cơ quan quang hợp

2.1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp

  • Hình thái:

    • Diện tích bề mặt lớn: hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.

    • Phiến lá mỏng: thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

    • Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

Hình thái của lá

  • Giải phẫu:

    • Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.

    • Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoang rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

    • Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.

    • Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.

Giải phẫu lá

2.2. Lục lạp là bào quan quang hợp

Cấu tạo của lục lạp

  • Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.

  • Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.

  • Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối

2.3. Hệ sắc tố quang hợp

  • Hệ sắc tố quang hợp gồm:

    • Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.

    • Các sắc tố phụ: (Carotenoit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a

  • Sơ đồ:

     Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm.

1. Khái niệm quang hợp ở cây xanh:

1.1. Quang hợp là gì?

  • Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O.
  • Phương trình tổng quát :

6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2

Quá trình quang hợp

1.2. Vai trò quang hợp của cây xanh

  • Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người

  • Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.

  • Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)

2. Lá là cơ quan quang hợp

2.1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp

  • Hình thái:

    • Diện tích bề mặt lớn: hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.

    • Phiến lá mỏng: thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

    • Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

Hình thái của lá

  • Giải phẫu:

    • Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.

    • Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoang rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

    • Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.

    • Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.

Giải phẫu lá

2.2. Lục lạp là bào quan quang hợp

Cấu tạo của lục lạp

  • Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.

  • Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.

  • Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối

2.3. Hệ sắc tố quang hợp

  • Hệ sắc tố quang hợp gồm:

    • Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.

    • Các sắc tố phụ: (Carotenoit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a

  • Sơ đồ:

     Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm.

Bài học tiếp theo

Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
Bài 12: Hô hấp ở thực vật
Bài 13: Thực hành Phát hiện diệp lục và carôtenôit
Bài 14: Thực hành Phát hiện hô hấp ở thực vật
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
Bài 17: Hô hấp ở động vật
Bài 18: Tuần hoàn máu

Bài học bổ sung