Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng


1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng:

  • Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng, phần còn lại là 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.

  • Một số khái niệm liên quan đến năng suất cây trồng:

    • Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

    • Năng suất kinh tế: là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá…) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

năng suất sinh học và năng suất kinh tế

2. Tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp:

2.1. Tăng diện tích lá:

  • Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.
  • Điều khiển tăng diện tích bộ lá bằng các biện pháp: Bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp đối với loài và giống cây trồng.

2.2. Tăng cường độ quang hợp:

  • Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp. Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.
  • Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí phù hợp đối với loài và giống cây trồng tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

Năng suất cây trồng

3. Tăng hệ số kinh tế:

  • Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao (hạt, quả, củ…) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.
  • Các biện pháp nông sinh: Bón phân hợp lí.

Tăng hệ số kinh tế

tăng năng suất kinh tế

* Ví dụ về hệ số kinh tế: Người ta tính được rằng: 1ha cà chua, sau 60 ngày thu được 3000 kg sinh khối. Trong đó có 2400 kg quả. Tính hệ số kinh tế của cây cho ra?

Gợi ý trả lời:

  • Năng suất sinh học (Nsh) = 3000/60= 50 kg/ngày/ha
  • Năng suất kinh tế (Nkt) = 2400/60 = 40 kg/ha/ngày
  • Hệ số kinh tế = 40/50 =0,8

1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng:

  • Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng, phần còn lại là 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.

  • Một số khái niệm liên quan đến năng suất cây trồng:

    • Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

    • Năng suất kinh tế: là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá…) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

năng suất sinh học và năng suất kinh tế

2. Tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp:

2.1. Tăng diện tích lá:

  • Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.
  • Điều khiển tăng diện tích bộ lá bằng các biện pháp: Bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp đối với loài và giống cây trồng.

2.2. Tăng cường độ quang hợp:

  • Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp. Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.
  • Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí phù hợp đối với loài và giống cây trồng tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

Năng suất cây trồng

3. Tăng hệ số kinh tế:

  • Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao (hạt, quả, củ…) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.
  • Các biện pháp nông sinh: Bón phân hợp lí.

Tăng hệ số kinh tế

tăng năng suất kinh tế

* Ví dụ về hệ số kinh tế: Người ta tính được rằng: 1ha cà chua, sau 60 ngày thu được 3000 kg sinh khối. Trong đó có 2400 kg quả. Tính hệ số kinh tế của cây cho ra?

Gợi ý trả lời:

  • Năng suất sinh học (Nsh) = 3000/60= 50 kg/ngày/ha
  • Năng suất kinh tế (Nkt) = 2400/60 = 40 kg/ha/ngày
  • Hệ số kinh tế = 40/50 =0,8

Bài học tiếp theo

Bài 12: Hô hấp ở thực vật
Bài 13: Thực hành Phát hiện diệp lục và carôtenôit
Bài 14: Thực hành Phát hiện hô hấp ở thực vật
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
Bài 17: Hô hấp ở động vật
Bài 18: Tuần hoàn máu
Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
Bài 20: Cân bằng nội môi
Bài 21: Thực hành Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

Bài học bổ sung