Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản
a. Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã và đang trải qua các chế độ xã hội khác nhau, từ thấp đến cao: xã hội cộng sản nguyên thủy → xã hội chiếm hữu nô lệ → xã hội phong kiến → xã hội tư bản → xã hội chủ nghĩa
- Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn là sự phát triển của kinh tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định.
- Như vậy chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là xã hội phát triển ưu việt hơn các xã hội trước đó. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một xu thế tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
b. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
Dựa trên quan điểm của Mác - ăng ghen và Lênin ta có thể thấy đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội:
- Một là: Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí phát triển cao, dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại.
- Hai là: Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất.
- Ba là: Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.
- Tổ chức lao động có kế hoạch chặt chẽ.
- Kỷ luật lao động: Nghiêm ngặt theo quy định chung của pháp luật, pháp chế, đòi hỏi tính tự giác cao.
- Bốn là: Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
"Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"
- Năm là: Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện sự bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
- Sáu là: Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân.
→ Những đặc trưng cơ bản trên đây phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trình độ phát triển cao, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản.
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
a. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định có hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó là:
- Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa xã hội
- Quá độ từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa
- Đảng ta khẳng định: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa" vì :
+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự độc lập.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ được áp bức, bóc lột.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.
b. Đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại đan xen lẫn nhau và đấu tranh với nhau giữa những yếu tố của xã hội mới – xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng - và những tàn dư của xã hội cũ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Ở nước ta, đặc điểm này được biểu hiện cụ thể như sau:
- Trên lĩnh vực chính trị: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội ngày càng được tăng cường. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và hoàn thiện để trở thành nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Vẫn duy trì sự tồn tại của 6 thành phần kinh tế, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thành phần kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo
- Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá: Còn tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng tư tưởng văn hoá khác nhau. Bên cạnh những tư tưởng văn hoá xã hội chủ nghĩa, vẫn còn tồn tại những tư tưởng văn hoá lạc hậu, thậm chí phản động.
- Trên lĩnh vực xã hội: Còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, trong đó, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hạt nhân đoàn kết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
→ Tóm lại: Những đặc điểm trên cho ta thấy thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kì, xét trên mọi phương diện, còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Cùng với những bước tiến trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành phần, các nhân tố mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng phát triển và vươn lên giữ vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực để đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội được xây dựng thành công ở nước ta.
1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản
a. Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã và đang trải qua các chế độ xã hội khác nhau, từ thấp đến cao: xã hội cộng sản nguyên thủy → xã hội chiếm hữu nô lệ → xã hội phong kiến → xã hội tư bản → xã hội chủ nghĩa
- Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn là sự phát triển của kinh tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định.
- Như vậy chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là xã hội phát triển ưu việt hơn các xã hội trước đó. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một xu thế tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
b. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
Dựa trên quan điểm của Mác - ăng ghen và Lênin ta có thể thấy đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội:
- Một là: Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí phát triển cao, dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại.
- Hai là: Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất.
- Ba là: Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.
- Tổ chức lao động có kế hoạch chặt chẽ.
- Kỷ luật lao động: Nghiêm ngặt theo quy định chung của pháp luật, pháp chế, đòi hỏi tính tự giác cao.
- Bốn là: Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
"Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"
- Năm là: Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện sự bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
- Sáu là: Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân.
→ Những đặc trưng cơ bản trên đây phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trình độ phát triển cao, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản.
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
a. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định có hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó là:
- Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa xã hội
- Quá độ từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa
- Đảng ta khẳng định: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa" vì :
+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự độc lập.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ được áp bức, bóc lột.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.
b. Đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại đan xen lẫn nhau và đấu tranh với nhau giữa những yếu tố của xã hội mới – xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng - và những tàn dư của xã hội cũ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Ở nước ta, đặc điểm này được biểu hiện cụ thể như sau:
- Trên lĩnh vực chính trị: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội ngày càng được tăng cường. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và hoàn thiện để trở thành nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Vẫn duy trì sự tồn tại của 6 thành phần kinh tế, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thành phần kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo
- Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá: Còn tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng tư tưởng văn hoá khác nhau. Bên cạnh những tư tưởng văn hoá xã hội chủ nghĩa, vẫn còn tồn tại những tư tưởng văn hoá lạc hậu, thậm chí phản động.
- Trên lĩnh vực xã hội: Còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, trong đó, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hạt nhân đoàn kết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
→ Tóm lại: Những đặc điểm trên cho ta thấy thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kì, xét trên mọi phương diện, còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Cùng với những bước tiến trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành phần, các nhân tố mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng phát triển và vươn lên giữ vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực để đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội được xây dựng thành công ở nước ta.