Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước


1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần

a. Khái niệm thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất

b. Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần

- Về mặt lí luận: Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

- Về mặt thực tiễn: Số lượng thành phần kinh tế tuỳ từng nước, từng thời kì.

  • Ở nước ta lực lượng sản xuất còn thấp kém, không đều nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau
  • Những thành phần kinh tế tàn dư: Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn còn lợi ích nhất định đối với nền kinh tế
  • Những thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cần tiếp tục được củng cố và phát triển

→ Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần

c. Các thành phần kinh tế ở nước ta

- Kinh tế Nhà nước:

  • Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất.
  • Hình thức biểu hiện: Các doanh nghiệp Nhà nước, ngân sách, quỹ dự trữ, Ngân hàng nhà nước, Hệ thống bảo hiểm...
  • Vai trò: Giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Kinh tế tập thể:

  • Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
  • Hình thức: Gồm nhiều hình thức như hợp tác đa dạng, mà hợp tác xã là nòng cốt.
  • Vai trò: Ngày một phát triển và cùng với kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng  của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa

- Kinh tế tư bản tư nhân: (Tư bản tư nhân, cá thể tiểu thủ)

  • Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê.
  • Hình thức: Các doanh nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa đang sản xuất - kinh doanh ở những lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật Việt Nam không cấm.
  • Vai trò: Giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, nên cần được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.

- Kinh tế tư bản Nhà nước:

  • Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản thương nghiệp trong hoặc ngoài nước như thông qua hợp tác, liên doanh.
  • Hình thức: Các cơ sở kinh tế liên doanh, liên kết giữa nhà nước ta với tư bản trong và ngoài nước.
  • Vai trò: Nhằm thu hút vốn, công nghệ, thương hiệu, hơn nữa còn nâng cao sức cạnh tranh...

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

  • Bản chất: Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn 100% vốn nước ngoài
  • Hình thức: Xí nghiệp, công ty có 100% vốn nước ngoài sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam.
  • Vai trò: Thu hút vốn, trình độ công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý sản xuất - kinh doanh và giải quyết thêm việc làm cho người lao động.

d. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách nền kinh tế nhiều thành phần

- Ủng hộ và vận động người khác thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần

- Tham gia hoạt động kinh tế ở gia đình

- Chọn quy mô hình thức sản xuất, kinh doanh hợp lí và đúng pháp luật

- Làm việc ở bất kì thành phần kinh tế nào phù hợp năng lực của bản thân.

2. Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.

a. Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của nhà nước

- Do yêu cầu cần phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất (vốn) đối với các doanh nghiệp nhà nước

- Do yêu cầu cần phải phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của kinh tế thị trường.

- Do yêu cầu cần phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta.

b. Nội dung quản lí kinh tế của nhà nước

- Quản lí danh nghiệp nhà nước với tư cách nhà nước là người chủ sở hữu.

- Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

c. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước

- Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí.

- Tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước để điều tiết thị trường.

- Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công thức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực, sáng tạo và vững mạnh.

1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần

a. Khái niệm thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất

b. Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần

- Về mặt lí luận: Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

- Về mặt thực tiễn: Số lượng thành phần kinh tế tuỳ từng nước, từng thời kì.

  • Ở nước ta lực lượng sản xuất còn thấp kém, không đều nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau
  • Những thành phần kinh tế tàn dư: Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn còn lợi ích nhất định đối với nền kinh tế
  • Những thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cần tiếp tục được củng cố và phát triển

→ Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần

c. Các thành phần kinh tế ở nước ta

- Kinh tế Nhà nước:

  • Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất.
  • Hình thức biểu hiện: Các doanh nghiệp Nhà nước, ngân sách, quỹ dự trữ, Ngân hàng nhà nước, Hệ thống bảo hiểm...
  • Vai trò: Giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Kinh tế tập thể:

  • Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
  • Hình thức: Gồm nhiều hình thức như hợp tác đa dạng, mà hợp tác xã là nòng cốt.
  • Vai trò: Ngày một phát triển và cùng với kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng  của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa

- Kinh tế tư bản tư nhân: (Tư bản tư nhân, cá thể tiểu thủ)

  • Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê.
  • Hình thức: Các doanh nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa đang sản xuất - kinh doanh ở những lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật Việt Nam không cấm.
  • Vai trò: Giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, nên cần được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.

- Kinh tế tư bản Nhà nước:

  • Bản chất: Dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản thương nghiệp trong hoặc ngoài nước như thông qua hợp tác, liên doanh.
  • Hình thức: Các cơ sở kinh tế liên doanh, liên kết giữa nhà nước ta với tư bản trong và ngoài nước.
  • Vai trò: Nhằm thu hút vốn, công nghệ, thương hiệu, hơn nữa còn nâng cao sức cạnh tranh...

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

  • Bản chất: Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn 100% vốn nước ngoài
  • Hình thức: Xí nghiệp, công ty có 100% vốn nước ngoài sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam.
  • Vai trò: Thu hút vốn, trình độ công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý sản xuất - kinh doanh và giải quyết thêm việc làm cho người lao động.

d. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách nền kinh tế nhiều thành phần

- Ủng hộ và vận động người khác thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần

- Tham gia hoạt động kinh tế ở gia đình

- Chọn quy mô hình thức sản xuất, kinh doanh hợp lí và đúng pháp luật

- Làm việc ở bất kì thành phần kinh tế nào phù hợp năng lực của bản thân.

2. Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.

a. Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của nhà nước

- Do yêu cầu cần phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất (vốn) đối với các doanh nghiệp nhà nước

- Do yêu cầu cần phải phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của kinh tế thị trường.

- Do yêu cầu cần phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta.

b. Nội dung quản lí kinh tế của nhà nước

- Quản lí danh nghiệp nhà nước với tư cách nhà nước là người chủ sở hữu.

- Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

c. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước

- Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí.

- Tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước để điều tiết thị trường.

- Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công thức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực, sáng tạo và vững mạnh.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung