Cách cúng tất niên miền Trung
Cách cúng tất niên miền Trung theo đúng phong tục, văn hóa được TimDapAnhướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mỗi vùng miền lại có cách chuẩn bị và làm lễ cúng tất niên riêng đặc trưng theo văn hóa tại nơi đó. Những món ăn trên mâm cúng, mâm ngũ quả trên ban thờ, cách hành lễ hay bài văn khấn cúng tất niên đều mang những nét riêng biệt. Trong bài viết này TimDapAnsẽ giới thiệu chi tiết về cách chuẩn bị lễ cúng tất niên miền Trung cho tất cả những ai mới đến đây sinh sống hay là năm đầu tự tay chuẩn bị mâm cúng tất niên.
1. Ý nghĩa của phong tục cúng tất niên
Cúng tất niên là một trong những phong tục rất lâu đời của người Việt Nam. Mâm lễ tất niên thường được chuẩn bị rất tươm tất, đầy đủ để dâng lên gia tiên.
Có thể nói, phong tục cúng tất niên đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc Việt Nam về việc giáo dục, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Nhờ đó, con cái trong nhà được dịp sum họp, quây quần, hàn huyên tâm sự, đúc kết một năm đã qua và đề ra những dự định trong năm mới.
Còn theo quan niệm dân gian cho rằng, cúng Tất niên chính là cách để mời ông bà, thần linh về ăn Tết cùng con cháu.
Việc soạn sửa trang hoàng bàn thờ gia tiên là một việc làm gắn kết tâm linh của hai thế giới, thể hiện chữ hiếu với ông bà, tổ tiên. Tùy theo tín ngưỡng từng vùng mà cách trang hoàng bàn thờ, nhà cửa cũng khác nhau.
Từ xưa đến nay, việc cúng tất niên có ý nghĩa to lớn trong đời sống của con người Việt. Không riêng gì các gia đình, các công ty đoàn thể, phân xưởng cúng thưởng tổ chức tiệc tất niên hàng năm để gắn kết tinh thần đoàn kết, tình anh em đồng nghiệp. Thường những tổ chức đoàn thể sẽ tổ chức lễ cúng sớm hơn theo hoàn cảnh.
Chính vì vậy, lễ cúng tất niên có ý nghĩa rất quan trọng không thể bỏ qua. Cả năm mọi thành viên trong gia đình không có thời gian tụ họp sum vầy, tết là khoảng thời gian quý giá nhất. Người đi làm ăn xa cúng hướng về quê hương, gia đình cả năm đoàn tụ một lần.
2. Cúng tất niên 2022 ngày nào đẹp
Nên cúng tất niên vào thời gian nào? Trên thực tế, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều tối ngày 30 Tết (với tháng đủ) hoặc 29 Tết (với tháng thiếu), trước lễ cúng giao thừa. Tuy nhiên, ngày giờ cúng tất niên không thực sự quá quan trọng, miễn là khi cúng, bạn có lòng thành tâm, bày tỏ được tấm lòng tri ân với đất trời, thần linh, gia tiên. Bạn hoàn toàn có thể làm lễ cúng tất niên sớm hơn sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.
Cúng tất niên 2022 vào ngày giờ nào tốt? Năm nay, bạn có thể chọn một trong những ngày tốt dưới đây để làm lễ cúng tất niên tại gia đình, cơ quan của mình
>>> Cúng tất niên ngày nào tốt năm Nhâm Dần 2022
3. Mâm cúng tất niên miền Trung
Với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt, mâm cỗ cúng tất niên của nhiều gia đình cũng vì thế càng phải đầy đủ hơn.
Theo phong tục miền Trung thì mâm cơm tất niên đầy đủ các món như: bánh chưng, bánh tét, giò lụa huế, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua… Gia đình nào tươm tất thì có thêm đĩa bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả huế, đĩa dưa món, bát canh măng khô, đĩa cá chiên…
Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).
Mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.
- Miền Trung quanh năm bão lũ, hạn hán, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, thêm vào đó Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả mà thiên tai để lại trước đó chưa dứt thế nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê vì thế mà cũng không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
- Ngoài ra, vì ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Người miền Trung không hay dùng các loại trái cây có vị đắng, cay, mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng để chưng mâm ngũ quả cho đẹp mắt, độc đáo, mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới. Thường thì người Trung cũng không chưng trái cam, trái quýt vì theo quan niệm của người dân nơi đây rằng "cam đành quýt đoạn".
Ở miền Trung, mâm cúng thì tùy theo hoàn cảnh sẽ có món mặn gồm thịt heo, thịt gà, hoặc cả hai loại, các món xào, canh… Nhưng khác với miền Bắc, cúng giao thừa phải có gà sống thiến thì ở miền Trung, mâm cúng giao thừa đơn giản chỉ gồm một ít bánh trái, mứt và xôi chè. Người miền Trung quan niệm rằng, mâm cúng giao thừa là vật phẩm cho sáng mùng một do đó đầu năm mới nên đón nhận những thứ thanh tao, ngọt ngào…
4. Nghi lễ cúng tất niên miền Trung
Chiều 30 Tết, nhà nào cũng tiến hành cúng Tất niên để tiễn năm cũ đón năm mới. Lễ này thường có một mâm ở bàn thờ gia tiên, một mâm ở giữa nhà, mâm thị thực đặt ở trước cổng và ở một số địa phương còn có thêm mâm cúng nhỏ đặt tại bếp. Lễ cúng có đầy đủ các món mặn, thịt heo, thịt gà, các món canh, xào.... 30 tháng Chạp được xem là ngày đoàn tụ gia đình, con cái dù ở xa đến mấy cũng về thăm ông bà, cha mẹ. Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường quây quần bên nhau trong không khí ấm ấp, rộn ràng bên nồi bánh chưng, bánh tét.
Sau lễ cúng tất niên là lễ cúng giao thừa. Người miền trung cũng có phong tục cúng giao thừa riêng, mời các bạn tham khảo: Cách cúng giao thừa miền Trung.
Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, ngoài lễ cúng tất niên cuối năm, thì lễ cúng giỗ ông bà tổ tiên trong 3 ngày đầu năm luôn là việc không thể thiếu. Mời các bạn tham khảo văn khấn gia tiên mùng 1, Văn khấn mùng 2 Tết và Văn khấn mùng 3 Tết để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc thần phật, ông bà tổ tiên.
Mời tham khảo những bài văn khấn thường dùng trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền: