Cách cúng giao thừa miền Trung
Cách cúng giao thừa miền Trung, cách chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa miền Trung,... mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tìm Đáp Án.
1. Ý nghĩa lễ cúng giao thừa (lễ trừ tịch)
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch được thực hiện khi năm cũ kết thúc và thời khắc bắt đầu bước sang ngày đầu tiên của năm mới. Lễ cúng giao thừa có thể được cử hành ở cả trong nhà và ngoài trời, vì vậy, các bạn nên chuẩn bị các đồ cúng lễ cần thiết và một bài cúng hoàn chỉnh để có thể thực hiện nghi lễ cúng giao thừa đầy đủ, đúng với truyền thống chung của dân tộc.
2. Cách cúng giao thừa miền Trung
Theo một số người chia sẻ, đêm giao thừa lễ cúng ngoài trời của người miền Trung với hương trầm ngào ngạt, không gian thờ phượng đoan nghiêm, mọi người trong gia đình đứng xếp hàng theo thứ tự trước án thờ dâng hương cúng giao thừa. Bắt đầu từ thời khắc giao thừa thì trên bàn thờ luôn luôn được hương chong đèn rạng, nghi ngút trầm hương.
Mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Trung cũng không thể thiếu gà, bánh chưng và bánh nếp. Có nhiều gia đình làm đơn giản hơn là mâm xôi và gà luộc cùng những chén rượu để tiễn năm cũ qua đi, bỏ lại sau lưng những gì không may mắn và đón những thời khắc đầu tiên của năm mới với hi vọng về sự may mắn và sung túc.
Trên thực tế, ngoài ý nghĩa mang màu sắc tâm linh đẹp đẽ của người dân Việt Nam thì đêm giao thừa chính là thời điểm các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng hướng tới một năm mới với nhiều điều bất ngờ đang đón chờ ngoài cửa. Những món ăn trong mâm cỗ dù sang trọng hay bình dân, đều mang ý nghĩa riêng biệt, sâu sắc mà mỗi người Việt đều thành tâm dâng lên tiên tổ.
>>> Văn khấn cúng giao thừa trong nhà
3. Tục lệ trong đêm trừ tịch
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
- Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
- Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
- Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.
Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, ngoài lễ cúng tất niên giao thừa, thì lễ cúng giỗ ông bà tổ tiên trong 3 ngày đầu năm luôn là việc không thể thiếu. Mời các bạn tham khảo Văn khấn gia tiên mùng 1, Văn khấn mùng 2 Tết và Văn khấn mùng 3 Tết để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc thần phật, ông bà tổ tiên.
Mời tham khảo những bài văn khấn thường dùng trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền: