Giáo án Văn 9: Tổng kết văn bản nhật dụng (tiếp) theo Công văn 5512

Admin
Admin 02 Tháng hai, 2021

Giáo án Văn 9 Tổng kết văn bản nhật dụng (tiếp)

Giáo án Văn 9: Tổng kết văn bản nhật dụng (tiếp) theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

TUẦN 27 - BÀI 26 - TIẾT

TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG (tiếp)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật nội dung. Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

2/Phẩm chất:

- Tự giác thống kê văn bản nhật dụng đã học, nêu nội dung các văn bản và liên hệ thực tế bản thân.

3/ Năng lực

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân, năng lực tổng hợp

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực ngôn ngữ: Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về VBND ở cấp THCS

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, bài tập đã ra ở tiết trước.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn bài, chuẩn bị bài theo lời dặn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND (ghi bảng)

I. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2p)

1/Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS tiếp thu bài mới

2/ Phương thức thực hiện: cá nhân thuyết trình

3/ sản phẩm hoạt động: bài thuyết trình của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Từ bảng hệ thống các VBND tiết trước, em cho biết hình thức thể hiện VBND?

? Hãy trình bày cách học VBND hiệu quả nhất?

- HS làm việc cá nhân, trình bày bài trước lớp.

- GV, lớp nhận xét bổ sung.

- GV dẫn dắt vào bài tổng kết...

II. HOẠT ĐỘNG 2: TỔNG KẾT KIẾN THỨC (26p)

Hoạt động 1: Hình thức văn bản nhật dụng:

1/Mục tiêu: giúp hs khắc sâu những đặc điểm cơ bản về hình thức của VBND

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

3/ sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

? Em hãy tìm các thể loại mà văn bản nhật dụng đã sử dụng? (Gợi ý dựa vào bảng thống kê)? Ví dụ?

? Không có tính bắt buộc hay những yêu cầu cao như các thể loại khác, VBND có được coi là tác phẩm văn chương không?

GV chia lớp thành 2 nhóm, làm 2 câu trên.

* Dự kiến sản phẩm:

1/ Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: tự sự, thuyết minh, miêu tả,..

Ví dụ: (dựa vào bảng tiết trước để trả lời)

- Ví dụ: Cổng trường mở ra - Biểu cảm (miêu tả, hồi kí.)

2/ Văn bản nhật dụng không được xếp vào các thể loại như: Thơ, truyện, kiểu loại như tự sự, biểu cảm, miêu tả mà văn bản nhật dụng chỉ mang tính cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà thôi.

- Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng cũng là 1 yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định: miêu tả, thuyết minh…

* HS làm bài cá nhân, thảo luận nhóm.

* Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.

* Các nhóm nhận xét, đánh giá bài nhau.

GV đánh giá, chốt ý.

Hoạt động 2: Phương pháp học văn bản nhật dụng:

1/Mục tiêu: giúp hs nắm được cách học VBND tốt nhất, dễ nhớ nhất

2/ Phương thức thực hiện: đàm thoại, nêu & giải quyết vấn đề.

3/ Sản phẩm hoạt động: bài làm của hs

4/ Phương án kiểm tra, đánh giá: lớp, gv cùng đánh giá, nhận xét.

5/ Tiến trình hoạt động:

III. Hình thức văn bản nhật dụng:

1. Thể loại: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, thuyết minh,..

2. Giá trị văn chương:

Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất định:

miêu tả, thuyết minh…

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng:

- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích

- Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi phần đọc hiểu

- Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề.

- Có sự liên hệ thực tế.

- Nắm vững kiến thức các môn học.

- Biết và sử dụng tốt nhiều phương thức biểu đạt.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo:

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất