Giáo án Tin học 6: Bài tập

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 13 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 6

Giáo án Tin học 6: Bài tập là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức chương I.

2. Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài tập trong SGK.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác, tích cực ôn luyện, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép vào bài tập.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (23’) Ôn tập lí thuyết.

+ GV: Cho HS ôn tập lý thuyết.

+ GV: Nêu các câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời:

- Thông tin là gì? Nêu ví dụ?

- Mỗi hoạt động trình bày một ví dụ về thông tin trong cuộc sống hằng ngày.

- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì?

- Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ với từng dạng thông tin?

- Dữ liệu là gì?

- Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng nào? Vì sao?

- Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu?

- Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay?

- Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?

- Kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính?

- Phần mềm là gì? Phần mềm của máy tính được chia làm mấy loại? Kể tên?

- Kể tên các thao tác chính với chuột?

- Khu vực chính của bàn phím máy tính bao gồm mấy hàng. Kể tên các hàng phím?

- Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón?

+ GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.

+ HS: Ôn tập theo hướng dẫn.

+ HS: Thảo luận theo các nhóm lớn trình bày các nội dung:

+ HS: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.

+ HS: Là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.

+ HS: Dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh. Lấy ví dụ với mỗi dạng thông tin khác nhau.

+ HS: Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính

+ HS: Dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1. Giải thích vì máy tính chỉ hiểu được thông tin dạng này mà không thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên của con người.

+ HS: Khả năng tính toán nhanh, tính toán với độ chính xác cao, khả năng lưu trữ lớn, khả năng làm việc không mệt mỏi

+ HS: Không có năng lực tư duy.

+ HS: Bộ xử lí trung tâm (CPU), thiết bị ra và thiết bị vào.

+ HS: Trả lời:

- Các thiết bị vào: Chuột, bàn phím,...

- Các thiết bị ra: Màn hình, máy in, loa,…

+ HS: Phần mềm là các chương trình máy tính. Phần mềm máy tính được chia thành 2 loại. Gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

+ HS: Di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút chuột phải, kéo thả chuột.

+ HS: Gồm 5 hàng phím: hàng phím số, hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím chứa phím cách.

- HS: Tốc độ gõ nhanh, gõ chính xác hơn.

+ HS: Chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.

1. Ôn tập lí thuyết

- Thông tin là gì? Nêu ví dụ.

- Hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là gì?

- Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ đối với từng dạng thông tin?

- Dữ liệu là gì?

- Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng nào? Vì sao?

- Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu?

- Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay?

- Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?

- Kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính?

- Phần mềm là gì? Phần mềm của máy tính được chia làm mấy loại? Kể tên?

- Kể tên các thao tác chính với chuột?

- Khu vực chính của bàn phím máy tính bao gồm mấy hàng. Kể tên các hàng phím?

- Ích lợi của việc gõ phím bằng mười ngón?

Hoạt động 2: (20’) Bài tập vận dụng.

+ GV: Yêu cầu HS làm các bài tập

Bài 5 trang 5 SGK

Bài 2 trang 9 SGK

Bài 5 trang 19 SGK

Bài 3 trang 13 SGK

+ GV: Cho HS làm bài tập nhận biết các thiết bị trong máy tính.

+ GV: Huớng dẫn HS trả lời các bài tập trong sách.

+ GV: Đánh giá kết quả bài tập của một số nhóm.

+ HS: Làm theo hướng dẫn.

+ HS: Liên hệ thực tế trình bày các ví dụ mà em biết.

+ HS: Chữ nổi, ngôn ngữ cơ thể, mật mã, …

+ HS: Trình bày nội dung đã được GV hướng dẫn.

+ HS: Không có khả năng tư duy như con người.

+ HS: Trả lời thiết bị nhập xuất vào ra.

+ HS: Thảo luận và đại diện nhóm trả lời.

+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

2. Bài tập

Bài 5 trang 5 SGK

Bài 2 trang 9 SGK

Bài 5 trang 19 SGK

Bài 3 trang 13 SGK

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài tập.

5. Dặn dò: (1’)

  • Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

13 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!