Giáo án Tin học 6 bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính
Giáo án Tin học 6 bài 4
Giáo án Tin học 6 bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Giáo án Tin học 6 bài 3: Em có thể làm được gì nhờ máy tính
Giáo án Tin học 6 bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (Tiếp theo)
BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử.
- Biết một số thành phần chính của máy tính cá nhân.
- Có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và ý thức rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
2. Kĩ năng: Nhận biết được một số thiết bị quan trọng của máy tính điện tử.
3. Thái độ: Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
6A1:................................................................................................................
6A2:................................................................................................................
6A3:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Câu 1: Trình bày một số khả năng của máy tính?
Câu 2: Em có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
Câu 3: Em hãy trình bày những điều chưa thể của máy tính?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu mô hình quá trình ba bước. |
||
+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 1. + GV: Hướng dẫn HS mô hình quá trình ba bước lấy một số ví dụ minh họa cho các em hiểu. + GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ SGK. + GV: Ví dụ về giặt quần áo. - Input là gì?
- Xử lí là gì?
- Output là? + GV: Các ví dụ khác cũng tương tự, các nhóm trình bày tiếp theo. + GV: Vậy bất kì quá trình xử lí thông tin gồm mấy bước ? + GV: Yêu cầu HS nhắc lại mô hình quá trình xử lí ba bước. + GV: Nhận xét bổ xung thiếu sót. + GV: Lấy thêm các ví dụ cho các em nhận biết. + GV: Theo em máy tính để có thể xử lí thông tin một cách tự động cần phải có thiết bị như thế nào? + GV: Giải thích các thiết bị và các chức năng tương ứng của thiết bị đó cho các em biết. + GV: Nhận xét chốt nội dung. |
+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK. + HS: Tập trung chú lắng nghe, quan sát nhận biết và tìm hiểu quá trình ba bước thông qua ví dụ. + HS: Thực hiện thảo luận nhóm. + HS: Đại diện nhóm trình bày: - Input: Quần áo bẩn, xà phòng, nước. - Xử lí: Vò quần áo bẩn với xà phòng, giũ bằng nước nhiều lần. - Output: Quần áo sạch. + HS: Từng nhóm trả lời các ví dụ tương tự như trong trên. + HS: Là một quá trình gồm 3 bước như trên. + HS: Một số em thực hiện nhắc lại nội dung bài học. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài học. + HS: Máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp. + HS: Quan sát, chú ý lắng nghe và ghi nhớ các nội dung đã được tìm hiểu. + HS: Ghi bài vào vở học. |
1. Mô hình quá trình ba bước. Quá trình xử lí thông tin nào cũng phải trải qua 3 bước: Nhâp (input) → Xử lí → Xuất (Output)
|
Hoạt động 2: (24’) Tìm hiểu cấu trúc chung của máy tính điện tử. |
||
+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 2. + GV: Cho HS quan sát mô hình máy tính để bàn. + GV: Giới thiệu sơ lược các loại máy tính (để bàn, xách tay, máy tính cầm tay). + GV: Qua tìm hiểu em cho biết cấu trúc máy tính gồm máy phần? + GV: Giới thiệu cấu trúc cơ bản của máy tính. + GV: Các khối chức năng nêu trên hoạt động nhờ đâu. + GV: Cho HS quan sát CPU và giới thiệu bộ xử lý và chức năng. + GV: Cho HS quan sát RAM, các loại đĩa, ổ đĩa cứng và giới thiệu bộ xử lý, công dụng của nó. + GV: Theo em đơn vị nào được dùng để đo dung lượng bộ nhớ. + GV: Giới thiệu bảng đơn vị nhớ. + GV: Cho HS quan sát các thiết bị vào ra (thiết bị ngoại vi). + GV: Theo em thiết bị vào ra gồm những thiết bị nào? + GV: Em cho biết thiết bị nào là thiết bị vào? Thiết bị nào là ra? + GV: Nhận xét, đánh giá chốt lại nội dung bài. + GV: Yêu cầu HS nhận biết một số thiết bị của máy tính. + GV: Nhận xét và chốt nội dung bài học. |
+ HS: Đọc và tìm hiểu trong SGK. + HS: Quan sát, chú ý, tìm hiểu theo sự hướng dẫn của GV. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe, nhận biết phân biệt các loại máy tính khác nhau hiện nay. + HS: Gồm 3 phần: Bộ xử lí trung tâm; bộ nhớ; các thiết bị vào ra. + HS: Quan sát, lắng nghe. Tìm hiểu cấu trúc cơ bản của máy tính. + HS: Hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính. + HS: Quan sát, lắng nghe à nhận biết về CPU. + HS: Quan sát, lắng nghe và nhận biết các bộ phận mà GV đưa ra à có kiến thức cơ bản về máy tính. + HS: Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là Byte. + HS: Tìm hiểu thêm trong SGK. + HS: Tập trung chú ý quan sát, nhận biết các thiết bị. + HS: Bàn phím, chuột, máy quét,… + HS: Màn hình, máy in, đường truyền dẫn,… + HS: Theo dõi bài học à ghi nhớ kiến thức. + HS: Thực hiện trả lời theo yêu cầu của GV đưa ra. + HS: Thực hiện ghi bài vào vở. |
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử. a) Bộ xử lí trung tâm (CPU) - Chức năng: tính toán, điều khiển, phối hợp các hoạt động của máy tính. b) Bộ nhớ: - Bộ nhớ là nơi lưu trữ chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ bao gồm : 2 loại bộ nhớ. * Bộ nhớ trong RAM * Bộ nhớ ngoài gồm đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, USB… - Đơn vị dùng để đo dung lượng nhớ là byte. Quy ước 1KB=210Byte; 1MB=210KB; 1GB=210 MB. (210 = 1024) c) Thiết bị vào/ra: - Thiết bị vào: chuột, phím, máy quét,… - Thiết bị ra: màn hình, máy in, … |
4. Củng cố: (3’)
- Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
5. Dặn dò: (1’)
- Xem phần tiếp theo của bài. Học bài kết hợp SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM