Giáo án Tin học 6 bài 20: Thêm hình ảnh để minh họa
Giáo án Tin học 6 bài 20
Giáo án Tin học 6 bài 20: Thêm hình ảnh để minh họa là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Giáo án Tin học 6 bài 19: Tìm kiếm và thay thế
Giáo án Tin học 6 bài 20: Thêm hình ảnh để minh họa (Tiếp theo)
BÀI 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết tác dụng minh họa của hình ảnh trong văn bản.
- Biết cách thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản và chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên văn bản.
2. Kĩ năng: Thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản và chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên văn bản.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
6A1:................................................................................................................
6A2:................................................................................................................
Câu 1: Em hãy thực hiện các bước tìm và thay thế phần phần văn bản?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
|
Hoạt động 1: (33’) Chèn hình ảnh vào văn bản. |
|||
+ GV: Đưa ra hai văn bản cùng một nội dung, một văn bản sử dụng hình ảnh minh họa, một văn bản không dùng hình, để các em quan sát. + GV: Tiếp tục đưa ra hai văn bản cùng một nội dung một văn bản sử dụng hình ảnh minh họa, một văn bản không dùng hình. + GV: Kết luận lại: Hình ảnh minh họa thường được dùng trong văn bản và là cho nội dung của văn bản trực quan sinh động hơn. + GV: Cho HS quan sát hai hình ảnh. Một hình ảnh được tạo ra từ máy chụp hình, một được tạo ra từ phần mềm đồ họa. + GV: Hình ảnh được tạo ra bằng cách nào? Và được lưu trữ dưới dạng nào? + GV: Vậy để chèn hình ảnh vào văn bản em thực hiện như thế nào? Đặt vấn đề chuyển ý vào mục 1. + GV: Thực hiện ghi bảng các bước chèn hình ảnh vào văn bản. + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các bước chèn hình ảnh theo các bước đã được ghi trên bảng. + GV: Gọi 4 HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn. + GV: 4 HS chèn các hình ảnh khác nhau vào những vị trí khác nhau yêu cầu HS nhận xét. + GV: Nhận xét rút ra nội dung các bước thực hiện. + GV: Ôn lại kiến thức cũ của HS thông qua trò chơi “AI NHANH HƠN”. + GV: Thực hiện thao tác yêu cầu HS cho biết đó là thao tác gì? + GV: Tương tự các thao tác trên, gọi một HS lên bảng thực hiện các bước để sao chép và di chuyển hình ảnh tới các vị trí khác nhau. + GV: Yêu cầu HS nhận xét, có thể sao chép và di chuyển hình ảnh hay không? + GV: Đưa ra nội dung phần chú ý cho HS quan sát. + GV: Giới thiệu thêm ngoài SGK cho HS về cách sử dụng nút lệnh. + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên. + GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em. + GV: Củng cố lại các thao tác cho các em thực hiện hoàn thiện. + GV: Cho HS quan sát một văn bản có cùng nội dung và hình ảnh như nhau. Khác cách bố trí hình ảnh, yêu cầu HS nhận xét. + GV: Gọi một số HS trả lời nội dung câu hỏi. |
+ HS: Nhận biết sự khác biệt giữa hai văn bản nhận xét: văn bản có hình ảnh đẹp hơn và hấp dẫn hơn văn bản không có hình ảnh. + HS: Nhận xét: Nội dung của văn bản sẽ rất khó hiểu nếu thiếu hình ảnh minh họa.
+ HS: Tập trung lắng nghe → nhận biết tác dụng minh họa của hình ảnh trong văn bản.
+ HS: Quan sát hình ảnh lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường của GV và lắng nghe câu hỏi GV đưa ra. + HS: Hình ảnh được tạo ra từ phần mềm đồ họa, chụp,... và lưu dưới dạng các tệp đồ họa. + HS: Tìm hiểu trong SGK → Chú ý nội dung trọng tâm của mục 1 trong bài. + HS: Ghi bài vào vở: 1. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn hình ảnh. 2. Chọn lệnh Insert → Picture à From File... xuất hiện hộp thoại. 3. Chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert. + HS: 4 HS ở 4 dãy bàn khác nhau lên bảng thực hiện thao tác theo mẫu. + HS: Có thể chèn nhiều loại hình ảnh khác nhau vào bất kì vị trí nào trong văn bản. + HS: Quan sát lắng nghe → ghi nhớ kiến thức. + HS: Lắng nghe cách chơi của GV đưa ra → củng cố kiến thức ở các bài trước đã học. + HS: Chọn phần văn bản - sao chép - di chuyển phần văn bản. + HS: Thực hiện theo tác dưới sự hướng dẫn và gợi ý của GV, các bạn khác nhận xét các bước thực hiện của bạn mình. + HS: Hình ảnh cũng có thể sao chép và di chuyển tới các vị trí khác nhau trong văn bản. + HS: Quan sát lắng nghe → ghi nhớ phần chú ý. + HS: Quan sát thao tác thực hiện của GV kết hợp tìm hiểu SGK. + HS: Thực hiện các thao tác dưới sự giúp đỡ của GV. + HS: Chỉnh sửa các thao tác sai và thiếu sót. + HS: Quan sát các thao tác hướng dẫn của GV. + HS: Dựa vào các thông tin do GV cung cấp nhận xét: với hình ảnh ở văn bản 1 quá to và vượt ra ngoài lề trang văn bản, đối với văn bản 2 cách bố trí hình ảnh không hợp lý. |
1. Chèn hình ảnh vào văn bản. Các bước chèn hình ảnh vào văn bản: Bước 1. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn hình ảnh. Bước 2. Chọn lệnh Insert à Picture → From File... Bước 3. Chọn tệp đồ họa cần thiết. Bước 4. Nháy vào nút Insert trên hộp thoại.
|
4. Củng cố: (4’)
- Củng cố các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.
5. Dặn dò: (1’)
- Xem trước và chuẩn bị nội dung cho phần tiếp theo của bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................