Giáo án Tin học 6 bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 13 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 6 bài 11

Giáo án Tin học 6 bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Bước đầu hiểu khái niệm tệp, thư mục, đĩa và đường dẫn.
  • Biết vai trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin trên máy tính.

2. Kĩ năng: Lấy được một số ví dụ về các hệ điều hành hiện nay.

3. Thái độ: Tinh thần nghiêm túc, có ý thức vươn lên, vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Em hãy trình bày nhiệm vụ chính của Hệ điều hành là gì?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu về tệp tin.

+ GV: Lấy ví dụ về hoạt động của thư viện trường THCS Đạ Long.

+ GV: Trong thư viện của trường có những vật dụng nào?

+ GV: Để có thể lấy sách hoặc các thiết bị, tranh ảnh phục vụ cho việc học tập em phải làm như thế nào?

+ GV: Giả sử thư viện không có các kệ sách, kệ thiết bị bảng chỉ dẫn, các em có thể tìm được vật dụng mình mong muốn hay không.

+ GV: Liên hệ tương tự việc tổ chức thông tin trong máy tính giống như thư viện trường THCS Đạ Long.

+ GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SGK.

+ GV: Chức năng chính của máy tính là gì?

+ GV: Để xử lí thông tin máy tính cần phải làm gì?

+ GV: Để có thể truy cập thông tin một cách nhanh chóng và hiểu quả với một số lượng khổng lồ thông tin cần phải được tổ chức như thế nào?

+ GV: Lấy ví dụ, HS thấy tầm quan trọng của việc tổ chức thông tin.

+ GV: Giải thích cho HS về thuật ngữ tệp tin trong máy tính.

+ GV: Lấy ví dụ để học sinh rút ra khái niệm tệp tin.

+ GV: Từ những ví dụ trên em hãy rút ra khái niệm tệp tin là gì?

+ GV; Tệp tin có dung lượng lưu trữ như thế nào?

+ GV: Có các loại thông tin nào?

+ GV: Với mỗi loại thông tin đó ta sẽ có loại tập tin tương ứng, vậy có thể có những loại tệp tin nào?

+ GV: Giới thiệu về tên tệp tin, lấy ví dụ yêu cầu HS xác định các thành phần trong tên tệp tin đó.

+ GV: Cho HS quan sát hình có các tên tệp tin, phân biệt về tên tệp, loại tệp, kích thước, kiểu tệp.

+ HS: Chú ý lắng nghe trả lời nội dung các câu hỏi của GV.

+ HS: Sách, báo, dụng cụ học tập, tranh ảnh, các tài liệu, ...

+ HS: Thông báo cho giáo viên thiết bị biết mình cần lấy cái gì.

+ HS: Nếu thư viện không được sắp xếp một cách khoa học thì việc tìm kiếm sẽ rất khó khăn và phức tạp.

+ HS: Thông qua ví dụ nắm bắt nội dung bài học.

+ HS: Đọc và tìm hiểu nội dung.

+ HS: Chức năng chính của máy tính là xử lí thông tin.

+ HS: Máy tính cần phải truy cập tới thông tin.

+ HS: Cần được tổ chức một cách hợp lý. Để giải quyết vấn đề này, hệ điều hành tổ chức thông tin theo một cấu trúc hình cây.

+ HS: Lắng nghe, quan sát và nhận xét.

+ HS: Tập trung lắng nghe nắm bắt bài học.

+ HS: Lắng nghe và tìm hiểu khái niệm tệp tin.

+ HS: Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.

+ HS: Tệp tin có thể rất nhỏ, hoặc có thể rất lớn.

+ HS: Văn bản, hình ảnh, âm thanh.

+ HS: Tệp văn bản, tệp hình ảnh, tệp âm thanh.

+ HS: Xác định các thành phần trong tên tệp tin gồm phần tên và phần mở rộng.

+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

1. Tệp tin. (File)

- Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.

- Các loại tệp tin:

+ Tệp hình ảnh.

+ Tệp âm than.

+ Tệp văn bản

+ Các chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi, phần mềm ứng dụng.

- Các tệp tin phân biệt với nhau bởi tên tệp tin. Tên tệp tin gồm 2 phần là phần tên và phần mở rộng ngăn cách nhau bởi dấu chấm (.).

VD: hocsinh.doc.

Hoạt động 2: (16’) Tìm hiểu thư mục.

+ GV: Lấy ví dụ về thư viện trường THCS Đạ Long ở đầu bài làm dẫn chứng cho HS tìm hiểu.

+ GV: Tương tự như cách sắp xếp sách trong thư viện, hệ điều hành tổ chức các tệp tin trên đĩa thành các thư mục.

+ GV: Cho HS quan sát một số thư mục trong máy tính.

+ GV: Cho HS quan sát hình cấu trúc thư mục mẹ – con theo nhiều mức.

+ GV: Thư mục ngoài cùng gọi là thư mục gì?

+ GV: Tên các tệp tin trong thư mục phải được đặt như thế nào?

+ GV: Giải thích cho HS các nội dung cần lưu ý về thư mục.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Thực hiện trả lời nội dung theo hướng dẫn của GV.

+ HS: Từ đó rút ra được cách tổ chức thư mục trong máy tính.

+ HS: Quan sát các thu mục để nhận biết.

+ HS: Tập trung quan sát → ghi nhớ bài học.

+ HS: Thư mục ngoài cùng được gọi là thư mục gốc.

+ HS: Tên các tệp tin trong thư mục phải khác nhau.

+ HS: Chú ý lắng nghe, tìm hiểu thông tin trong SGK.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.

2. Thư mục.

- Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục.

4. Củng cố: (3’)

  • Phân biệt cho các em giữa tệp tin và thư mục.

5. Dặn dò: (1’)

  • Về nhà học thuộc bài. Xem trước nội dung phần tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

13 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!