Giáo án Thực hành kĩ năng sống 3 bài 29: Tự lập và cùng tạo lập

Admin
Admin 04 Tháng bảy, 2018

Giáo án Kỹ năng sống lớp 3

Giáo án Thực hành kĩ năng sống 3 bài 29: Tự lập và cùng tạo lập bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu:

Giúp em: Tự lập hơn trong cuộc sống

Có tinh thần hợp tác với mọi người.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép chuyện: Bé Bi tự lập

Phiếu học tập (BT 1, BT2)

Tranh BT cho HĐ 2 trang 85 Tài liệu Bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 3

III. Các hoạt động chính

*: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Em tự lập (15')

a) Tầm quan trọng của Tự lập

Thảo luận vì sao em cần tự lập? (Thảo luận theo cặp)

GV yêu cầu HS đọc truyện: 1HS đọc Bé Bi tự lập ở trên bảng phụ- các bạn còn lại đọc thầm.

GV yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong BT1

Câu 1: Trong câu chuyện trên, thường ngày Bi cần mẹ làm cho những điều gì?

(Lấy đồ ăn cho ăn, mặc quần áo, tắm gội, chải đầu,nhắc chào mọi người…)

Câu 2: Vì sao Bi tự lấy được bánh và sửa trong tủ của nhà bà?

(Vì đói và vì không có ai lấy giúp nên Bi phải tự lấy)

Câu 3: Bi có thể làm dễ dàng các việc cá nhân trên không?

Có Không

GV nhận xét, tiểu kết.

Qua câu chuyện của Bi em có thể rút ra Bài học về tự lập (GV gợi ý để HS rút ra bài hoc)

* Em có thể tự làm được rất nhiều việc cho bản thân mình mà không cần người khác giúp đỡ.

b) Rèn tính tự lập

GV cho HS xem 6 bức ảnh trên máy chiếu.

- Yêu cầu HS quan sát và chỉ ra ai là người tự lập trong 6 bức ảnh đó.

- HS trả lời sau đó GV kết luận và chiếu ảnh 3 (bạn tự quét nhà), ảnh 5 (bạn tự rửa bát), ảnh 6 (ban tự đánh răng).

* Kể tên các việc em thường tự làm hằng ngày.

3-4 HS lần lượt kể

GV: Các việc em tự làm chính là em đã biết tự lập.

Hoạt động 2: Cùng tạo lập (19')

a) Thế nào là cùng tạo lập?

GV nêu tình huống

* Cô giáo yêu cầu Bi và Bốp cùng làm mô hình ngôi nhà. Nhưng khi bắt tay vào làm thì Bi chỉ thích tự mình làm mà không cho Bốp tham gia vào cùng làm.

Yêu cầu HS tảo luận nhóm đôi làm bài tập sau.

Bài tập:

1, Như vậy Bi có tinh thần “cùng tạo lập” không?

2, Nếu là Bi, em có vui vẻ cùng Bốp để xây ngôi nhà không?

3, Em sẽ làm gì để có thể hỗ trợ Bốp xây mô hình ngôi nhà ?

GV cùng HS làm bài tập bằng cách vấn đáp trực tiếp.

* GV giảng và rút ra bài học chiếu lên máy chiếu cho HS đọc lại

Bài học

Cùng tạo lập là em và bạn (hoặc một số người khác)cùng nhau tạo nên một điều gì đó. Sản phẩm cuối cùng có công sức của tấ cả những người tham gia và là sản phẩm chung.

b) Cùng tạo lập thế nào?

GV yêu cầu HS kể tên những việc mà mình đã cùng làm với một số thành viên sau.

- Em thường làm cùng bố (mẹ) các việc: ----------------------

- Em thường làm cùng bạn của em các việc sau:----------------------------------

c) Thực hành cùng tạo lập.

Gv chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu các thành viên trong nhóm cùng tạo lập để tạo ra sản phẩm là một bông hoa có 2 lá.

Các nhóm thực hành sau đó dán sản phẩm lên bảng.

Gv hỏi

- Em thấy tinh thần tạo lập của nhóm em như thế nào? (Rất tốt, tốt, trung bình hay chưa tốt?)

- Làm việc cùng các bạn các con thấy vui vẻ, thoải mái hay nhàm chán ?

- Con thấy sản phẩm của nhóm con như thể nào?

GV đánh giá sản phẩm của các nhóm và nhận xét tinh thần tạo lập cảu mỗi nhóm.

- GV yêu cầu nhắc lại 2 KN đã học.

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: (1') Nhắc HS Vận dụng kĩ năng đã học vào cuộc sống hàng ngày .


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm