Giáo án Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật (tiếp)
Giáo án môn Sinh học lớp 11
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật (tiếp) để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 30: Truyền tin qua Xinap
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 36: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa tập tính.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
- Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
Hình vẽ: 32.1, 32.2 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- SGK tìm tòi.
- Vấn đáp gợi mở.
- Trực quan tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung ghi bảng |
* Hoạt động 1: Một số hình thức học tập ở động vật. TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Ở động vật có những hình thức học tập nào? TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi + Hãy nêu một số tập tính kiếm ăn, săn mồi ở động vật? + Em hãy cho biết: Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi, giết con mồi… như thế nào?. TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi + Động vật bảo vệ lãnh thổ (cách đe dọa, tấn công, đánh dấu lãnh thổ…) như thế nào? Phân tích ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ (có ý nghĩa gì đối với đời sống động vật). TT5: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận TT7: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi + Hãy nêu một số tập tính liên quan đến sinh sản ở động vật? Động vật ve vãn, dành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non… như thế nào? + Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào? + Cho các ví dụ về tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau. TT8: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. TT9: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 3: Tìm hiểu Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất. TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi + Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo về mùa màng..) + Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận |
IV. Một số hình thức học tập ở động vật. - Quen nhờn - In vết - Điều kiện hóa: gồm điều kiện hóa hành động, điều kiện hóa đáp ứng - Học ngầm - Học khôn V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. 1. Tập tính kiếm ăn - Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi. - Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp. 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - Dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. Chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập. - Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản 3. Tập tính sinh sản. - Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục). - Ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non. - Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài. 4. Tập tính di cư - Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường. Cá định hướng nhờ thành phần hóa học và hướng dòng chảy. - Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi. 5. Tập tính xã hội. - Tập tính thứ bậc: Duy trì trật tự trong đàn, tăng cường truyền tính trạng tốt của con đầu đàn cho thế hệ sau. - Tập tính vị tha: Giúp nhau kiếm ăn, tự vệ. Duy trì sự tồn tại của cả đàn. VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất. - Giải trí: Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc. Dạy cá heo lao qua vòng tròn trên mặt nước... - Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi... - Bảo vệ mùa màng: Làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng... - Chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng... - An ninh quốc phòng: Sử dụng chó để phát hiện ma túy và thuốc nổ... * Tập tính học được chỉ có ở người: Kiềm chế cảm xúc (tức giận), ăn ngủ đúng giờ, tuân thủ luật pháp và đạo đức xã hội… |
3. Củng cố:
Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất?
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau:
Một nhà tập tính học đã nghiên cứu cóc, chim sẻ, cá mập, sâu róm vào những thời điểm khác nhau. Tập tính nào dưới đây ông quan sát được ít nhất?
- Tập tính kiếm mồi.
- Điều kiện hóa.
- In vết.
- Tập tính di cư.
- Học khôn.
4. Bài tập về nhà:
Trả lời câu hỏi SGK