Giáo án Sinh học lớp 11 bài 17: Tuần hoàn máu (tiếp)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 11

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 17: Tuần hoàn máu (tiếp) để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 16: Hô hấp ở động vật

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 18: Cân bằng nội môi

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

  • Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
  • Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
  • Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Hình 19.1, 19.2, 19.3 và 19.4 SGK.
  • Bảng 19.1, 19.2 SGK.
  • PHT

III. Phương pháp dạy học:

  • Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
  • SGK tìm tòi.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Phân biệt HTH kín và HTH hở? Cho biết ưu điểm của HTH kín so với HTH hở?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Hoạt động của tim.

TT1: GV nêu hiện tượng: Khi tim được cắt rời khỏi cơ thể vẫn co bóp một lúc sau mới dừng hẳn→ tim có khả năng hoạt động tự động. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Tim có khả năng hoạt động tự động là do cấu trúc nào của tim qui định?

* GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1 kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

- Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào? Vai trò của các thành phần đó?

TT2: HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

- Tại sao tim lại co bóp theo chu kì?

- Mỗi chu kì tim bao gồm những hoạt động nào?

- Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó ?

TT5: HS nghiên cứu SGK, hình 19.3 và bảng 19.2, thảo luận → trả lời câu hỏi.

TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật .

TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, quan sát hình 18.1 trả lời câu hỏi:

- Hệ tuần hở có ở động vật nào?

- Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở?

- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình 18.1.

TT2: HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4 trả lời câu hỏi:

- Hệ tuần kín có ở động vật nào?

- Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?

- Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu?

- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn đơn và kép hình 18.2, 18.3, 18.4.

TT5: HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi.

TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

III. Hoạt động của tim.

1. Tính tự động của tim:

- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.

- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.

2. Chu kì hoạt động của tim:

- Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.

IV. Hoạt động của hệ mạch:

1. Cấu trúc của hệ mạch:

- Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

2. Huyết áp:

- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.

3. Vận tốc máu:

- Là tốc độ máu chảy trong một giây

- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

4. Củng cố:

Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

  1. Cá xương, chim, thú,
  2. Lưỡng cư thú,
  3. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú,
  4. Lưỡng cư, bò sát, chim

5. Hướng dẫn về nhà:

  • Trả lời câu hỏi SGK.
  • Đọc mục “Em có biết
20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!