Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tiếng nói của văn nghệ

Admin
Admin 25 Tháng một, 2021

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tiếng nói của văn nghệ được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Giáo án bài: Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn 9

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
  • Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.

2. Kĩ năng:

  • Đọc hiểu một văn bản nghị luận.
  • Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
  • Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Thái độ: Thái độ yêu quý tác phẩm văn nghệ

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, soạn bài Tiếng nói của văn nghệ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Đọc - hiểu chú thích:

- HD đọc, đọc

?Từ phần chú thích, em hãy trình bày sơ nét về tác giả Nguyễn Đình Thi?

 

 

 

 

?Từ phần chú thích, SGK, em hãy cho xuất xứ của văn bản?

?Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

*HĐ2: Đọc - hiểu văn bản:

*Nội dung:

- HS đọc lại đoạn từ đầu đến “của tâm hồn”: Em hãy cho biết luận điểm chính của đoạn?

?Tác giả đã phân tích những nội dung phản ánh của tác phẩm văn nghệ như thế nào?

?Trước tiên,…chứa đựng những gì?

?Tiếp đến,… mang lại điều gì cho đọc giả?

 

 

?, Và cuối cùng,… tập trung thể hiện điều gì của người nghệ sĩ?

 

 

Tiết 2

- HS đọc lại đoạn tiếp theo đến “tiếng nói của tình cảm”: Em hãy cho biết luận điểm chính của đoạn?

?HS thảo luận: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

(Gợi ý: Tác giả đã nêu ra những dẫn chứng cụ thể nào? Tình huống cụ thể nào để lập luận?)

 

- HS đọc lại đoạn còn lại: Em hãy cho biết luận điểm chính của đoạn?

?Tiếng nói của văn nghệ không đơn thuần là tình cảm mà nó còn chứa đựng những gì? Văn nghệ đến với con người bằng cách nào?

*Nghệ thuật:

?Nhận xét về bố cục, cách dẫn dắt trong văn bản?

?Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

?Tác giả đã dẫn dắt người đọc vào nội dung cần trình bày với giọng điệu như thế nào? Ý nghĩa?

 

*Ý nghĩa văn bản:

Văn bản cho ta suy nghĩ về vấn đề gì?

I. Đọc - hiểu chú thích:

1. Đọc - từ khó (SGK)

2. Tác giả:

Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ gặt hái được thành công ở loại thơ, kịch, âm nhạc, ông còn là một cây bút lí luận phê bình có tiếng.

3. Tác phẩm:

- Tiếng nói của văn nghệ được viết năm 1948- thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Nội dung:

a. Nội dung phản ánh của tác phẩm văn nghệ:

- Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ về cuộc sống, về con người.

- Mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn đọc giả mỗi thế hệ.

- Tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ.

 

b. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người:

- Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống phong phú hơn, “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.

- Là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường.

- Mang lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn.

c. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ:

Làm lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người, …

 

 

 

2. Nghệ thuật:

- Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.

- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; dẫn chứng phong phú, thuyết phục.

- Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.

3. Ý nghĩa văn bản:

Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống con người.

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Vài trò ý nghĩa của văn nghệ?

*HD: Học bài, chuẩn bị bài Các thành phần biệt lập.

---------------------

Ngoài Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tiếng nói của văn nghệ, mời các bạn tham khảo thêm giáo án điện tử lớp 9 các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... và đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 đã được Tìm Đáp Án cập nhật liên tục.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!