Giáo án Ngữ văn 9 bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9
Giáo án Ngữ văn 9 bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tổng kết văn bản nhật dụng
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Tổng kết về từ ngữ địa phương
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Ôn tập phần Tiếng Việt
- Giáo án Văn 9: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo Công văn 5512
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ: Chú ý tập trình bày miệng những suy nghĩ của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án HS: Đọc trước bài, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề, tim ý. Giáo viên chép đề bài lên bảng ? Xác định các yêu cầu của phần tìm hiểu đề. HS: Độc lập, gv nhận xét, kết luận
? Làm đề bài này chúng ta cần chú ý đến những nội dung nào? HS: Độc lập, gv nhận xét, kết luận
|
* Đề bài Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt I Tìm hiểu đề, tìm ý * Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ. * Vấn đề nghị luận: - Làm rõ vấn đề thể hiện trong bài thơ Bếp lửa là: Bếp lửa sưởi ấm một đười người. * Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với hình ảnh đặc sắc nhất của bài thơ: hình ảnh bếp lửa. * Tìm ý: - Đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ (1963). - Hình ảnh Bếp lửa gợi nhớ hình ảnh làng quê thời thơ ấu. - Hình ảnh Bếp lửa gắn liền với hình ảnh bà, gợi lên lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà. - Hình ảnh Bếp lửa trở thành biểu tượng của tình yêu quê hương đất nước. |
* Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn ý: II . Lập dàn ý: Em hãy lập dàn ý cho đề trên? HS: Trình bày dàn bài theo nhóm (có sự chuẩn bị ở nhà) GV: Treo bảng phụ phần dàn bài chi tiết 1.Mở bài: Giới thiệu bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt và hình ảnh sáng tạo tiêu biểu, đặc sắc nhất của bài thơ: Hình ảnh bếp lửa. 2. Thân bài: - Hình ảnh bếp lửa gắn với thời kỳ kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Đối với nhà thơ, bếp lửa gợi nhớ những kỉ niệm tuổi ấu thơ sống trong tình yêu thương chăm sóc, ân cần của bà. Chú ý khai thác các từ: "Chờn vờn", "ấp iu" .... - Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà gợi lên lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà. - Từ tình cảm gia đình, bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm kính yêu, biết ơn đối với bà gắn liền với tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước. Do đó tinh thần chiến đấu của người cháu xuất phát từ tình yêu bà và tình yêu xóm làng. 3 .Kết bài : Hình ảnh "Bếp lửa" là một sáng tạo độc đáo của bài thơ. Qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn đối với người bà đã hi sinh cả đời vì con cháu. Hoạt động 3: Thực hành luyện nói. III. Thực hành tại lớp: - Dựa vào dàn ý trên - Học sinh viết các phần, các đoạn văn. - Mỗi phần, mỗi đoạn gọi 1 - 2 học sinh lên trình bày. - Lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét. |
4. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
*HD: Chuẩn bị bài Bến quê.