Giáo án Ngữ văn 9 bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9
Giáo án Ngữ văn 9 bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Cách làm nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Hai người lính
- Giáo án Ngữ văn 9 bài: Con cò
- Giáo án Văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) theo Công văn 5512
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Đặc điểm, công dụng của thành phần gọi –đáp và thành phần phụ chú.
2. Kĩ năng: Nhận diện, đặt câu có thành phần gọi –đáp và thành phần phụ chú.
3. Thái độ: Sử dụng tốt thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: Đọc trước bài, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần gọi đáp Hs đọc ví dụ trên bảng phụ (sgk) Hs thảo luận câu hỏi 1. 2. 3 (Tr 31sgk) - HS trình bày nhận xét. - GV tổng kết.
Thế nào là phần gọi đáp. Hs đọc ghi nhớ 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần phụ chú Hs đọc các VDụ a. b. sgk. Tr 31, 32 Hs trao đổi thảo luận về các câu hỏi 1. 2. 3
- HS trình bày nhận xét. - GV tổng kết. Thế nào là thành phần phụ chú?
- Dấu hiệu hình thức? Hs đọc cả ghi nhớ Tr 32 sgk. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Hs làm bt 1 – cá nhân Tìm thành phần gọi - đáp trong các ví dụ, BT2- Những từ ngữ đó thể hiện quan hệ như thế nào? BT3- Xác định các thành phần phụ chú trong sách giáo khoa ? ?Đặc điểm hình thức của các thành phần đó ?
- HS trình bày nhận xét. - GV tổng kết.
BT4:
BT5: Về nhà làm |
I. Thành phần gọi đáp. 1. Ví dụ: sgk 2. Nhận xét: - Từ để: + gọi: này + đáp: thưa ông Từ ngữ gọi đáp -> không nằm trong sự việc được diễn đạt - Từ: + tạo lập gtiếp: này + duy trì gtiế : thưa ông → Phần gọi đáp. 3. Ghi nhớ 1 II. Thành phần phụ chú 1. Ví dụ: sgk 2. Nhận xét - Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên không thay đổi. Vì nó là t/phần biệt lập. - trong câu a từ ngữ in đậm chú thích cho “đứa con gái đầu lòng” - trong câu b, cụm C – V in đậm chú thích cho điều suy nghĩ diễn ra trong n/v tôi.
3. Ghi nhớ 2. III. Luyện tập. 1. Bài 1: Phần gọi - đáp. - Này – vâng. 2. Bài 2. Phần gọi đáp. Bầu ơi -> hướng tới chung tất cả mọi người. 3. Bài 3. Xác định phần phụ chú a. kể cả anh -> mọi người. b. các thầy, cô giáo...-> những người nắm giữ chìa khoá. c. những người chủ thực sự... -> lớp trẻ. d. có ai ngờ → cô bé nhà bên cũng vào du kích thương thương quá... -> mắt đen tròn 4. Bài 4. a. b. c -> từ ngữ phía trước. d -> từ ngữ trước và sau |
IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Hai thành phần gọi –đáp và thành phần phụ chú?
*HD: Học bài, Làm lại bài tập SGK, bài tập 5, chuẩn bị bài Viết bài tập làm văn số 5