Giáo án Ngữ văn 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 12 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 12: Chữa lỗi lập trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành chữa lỗi lập trong văn nghị luận

A. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Hiểu và biết cách làm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
  • Viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuối.

B. Phương pháp - phương tiện:

1. Phương pháp: Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…

2. Phương tiện:

GV: Giáo án.

HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: Hd HS tìm hiểu đề và lập dàn ý các đề bài ở sgk

TT1: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề 1.

HS thảo luận nhanh phần tìm hiểu đề

GV hỏi: Muốn phân tích truyện ngắn trên cần phải làm việc gì?

HS trao đổi, suy nghĩ, trả lời

GV nhận xét, chốt

TT2: GV hỏi: Để phân tích tốt đề bài trên cần vận dụng thao tác phân tích hay cần kết hợp với nhiều thao tác khác.

HS trả lời

GV nhận xét, chốt:

TT3: GV hd HS lập dàn ý

HS dựa vào gợi ý sgk để tiến hành lập dàn bài

GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ sau đó gọi từng nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm nhận xét chéo, GV nhận xét chung và hệ thống lại các ý chính cần phân tích

TT4: GV yêu cầu HS đọc đề 2, sau đó hướng dẫn những ý chính đề HS triển khai viết bào ở nhà.

HĐ2: Hd HS rút ra kết luận về những yêu cầu khi tiến hành nghị luận một tp, một đoạn trích văn xuôi.

TT1: GV yêu câu: Từ việc phân tích trên hãy cho biết thế nào là nghị luận về một tác phẩm, một đọan trích văn xuôi và những yêu cầu cần thiết để làm kiểu bài nghị luận này?

HS khái quát, phát biểu

GV nhận xét, hệ thống lại:

I. Tìm hiểu đề và lạp dàn ý

Đế 1:

Phân tích truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan.

a. Tìm hiểu đề

Muốn phân tích cần:

- Tách tác phẩm ra từng phương diện để xem xét, chọn phương diện đặc sắc để trình bày.

- Sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng phân tích là chủ yếu.

b. Lập dàn ý

* Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn truyện “Tinh thần thể dục”

* Thân bài

- Đặc sắc kết cấu của truyện: Truyện gồm nhiều cảnh khác nhau tưởng như rời rạc nhưng lại tập trung thể hiện chủ đề: Trò hề cười ra nước mắt.

- Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện:

+ Nghịch lí giữa trò chơi giải trí với tai họa của người dân.

+Nghịch lí giữa sự tận tụy thực thi lệnh trên của lí trưởng với sự đối phó của người dân trước pháp lệnh ấy.

- Đặc điểm ngôn ngữ:

+ Người kể rất ít lời.

+ Nhân vật đối thoại tự nhiên, sinh động thể hiện phẩm chất, thân phận nhân vật.

- Gía trị hiện thực và ý nghĩa phê phán:

+ Châm biếm trò lừa bịp của thực dân Pháp.

+ Bóc trần âm mưu cách li quần chúng ra khỏi các phong trào cách mạng.

* Kết bài

- Đánh giá chung “Tinh thần thể dục”

+ Tác phẩm cho thấy mối quan hệ giữa văn học và thời sự.

+ Đóng góp của truyện đối với dòng văn học htpp VN.

Đề 2 – sgk

Bài viết cần đạt các ý sau:

1. Sự khác nhau về từ ngữ:

- “Chữ người tử tù” dùng nhiều từ Hán – Việt tạo nên không khí cổ xưa (dẫn chứng).

- “Hạnh phúc của một tang gia” dùng nhiều ngôn ngữ hiện đại (dẫn chứng).

2. Sự khác nhau về giọng văn:

- “Chữ người tử tù” có giọng văn trang trọng.

- “Hạnh phúc của một tang gia” có giọng văn trào phúng, hài hước.

3. Có sự khác nhau vì để phù hợp với từng chủ đề, tư tưởng, tình cảm của tg.

4. So sánh để nhận thấy:

- Mỗi nhà văn có một biệt tài khác nhau trong sử dụng ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thật đa dạng, phong phú.

2 Những yêu cầu nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình vè nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

- Nhận xét, đánh giá về tp phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tp.

- Các nhận xét, đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn có luận cứ, luận điểm và lập luận thuyết phục.

Dặn dò:

Bài cũ: Tiếp tục làm đề 2 ở nhà.

Bài mới:

  • Làm bt ở phần luyện tập để chuẩn bị cho tiết bs.
  • Soạn bài «Rừng xà nu»
    • Đọc tiểu dẫn, nắm kĩ tiểu sử và pcnt của tg.
    • Đọc văn bản, tóm tắt văn bản.
    • Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
12 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!