Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực theo CV 5512
TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Vật lý 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó.
- Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật đó biến dạng.
2. Kĩ năng: Giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
- Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo, 1 hòn bi, 1 sợi dây.
Học sinh: Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo, 1 hòn bi, 1 sợi dây.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động |
- Dạy học hợp tác |
- Kĩ thuật học tập hợp tác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. |
D. Hoạt động vận dụng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: Bài kiểm tra 10 phút. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Lấy giấy làm bài kiểm tra 10 phút. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm bài theo yêu cầu. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: Đáp án, biểu điểm: Câu 1: B (2đ) Câu 2: C (2đ) Câu 3: C ( 2đ) Câu 4: a) lượng chất (1đ) b) hai vạch liên tiếp ghi (1đ) c) hai lực cân bằng/ mạnh như nhau/ phương/ chiều (2đ)
*Báo cáo kết quả: *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: + Tại sao đường ray xe lửa thường có 1 khe hở, làm như vậy có mục đích gì. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Ngoài hiện tượng có khe hở ở đường ray xe lửa còn nhiều ví dụ khác liên quan đến kết quả tác dụng của lực, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các ví dụ và hiện tượng này. |
Kiểm tra 10 phút: Câu 1: Trong các thước sau đây thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em? A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. Câu 2: Trên một can nhựa có ghi “ 1,5 lít”, điều đó có nghĩa là: Can có thể đựng được hơn 1,5 lít. ĐCNN của can là 1,5 lít Giới hạn chứa chất lỏng của can là 1,5 lít. Cả ba trường hợp trên đều đúng. Câu 3: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn bằng: thể tích bình tràn thể tích bình chứa Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Khối lượng của một vật chỉ………chứa trong vật Độ chia nhỏ nhất của một thước là độ dài ………………..trên thước. Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì đó là………… Hai lực này là 2 lực………….có cùng…… và ngược… |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó. - Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật đó biến dạng. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1, C2. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Cho HS quan sát hình trong SGK. + Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C1, C2. + Lấy thêm ví dụ về những sự biến đổi chuyển động và biến dạng khi có lực tác dụng. - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1, C2, tự tìm ví dụ. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc mục 1 trong sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: C1, C2. Các nhóm tiến hành tìm ví dụ và ghi vào bảng phụ. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. |
I/ Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng.
1) Những sự biến đổi của chuyển động. 2) Những sự biến dạng. C2: Người đang giương cung đã tác dụng lực vào dây cung nên làm cho dây cung và cánh cung bị biến dạng.
|
Hoạt động 2: Những kết quả tác dụng của lực là gì.(10 phút) 1. Mục tiêu: - Khẳng định, kết luận về các kết quả tác dụng của lực. 2. Phương thức thực hiện: có thể theo PP BTNB - Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Thảo luận trả lời C3, C4, C5, C6? + Cho HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C7, C8. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C3-C8. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II/ Những kết quả tác dụng của lực:
1) Thí nghiệm. 2) Kết luận: C7: (1)- biến đổi chuyển động của (2)- biến đổi chuyển động của (3)- biến đổi chuyển động (4) – biến dạng C8: (1)- biến đổi chuyển động của (2) – biến dạng. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C9, C10, C11/SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C9, C10, C11/SGK và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ: Nêu các kết quả tác dụng của lực? + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C9, C10, C11. + Trả lời nội dung C9, C10, C11. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C9, C10, C11 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III/Vận dụng:
*Ghi nhớ/SGK.
C9: - Đá vào quả bóng - Đẩy vào cái bàn. - Đập vợt vào quả cầu lông. C10: - Đá vào quả bóng - Ngồi trên tấm đệm làm đệm lún xuống. - Đập vợt vào quả cầu lông. C11: Đá vào quả bóng. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. + Đọc mục có thể em chưa biết. + Xem trước bài 8 “Trọng lực - Đơn vị lực”. + Làm các BT trong SBT: từ bài 7.1 -> 7.5/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. |
BTVN: bài 7.1 -> 7.5/SBT |
Giáo án môn Vật lý 6
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng có thể làm vật biến dạng
2. Kĩ năng: Làm được các thí nghiệm về kết quả tác dụng của lực
3. Thái độ: Ổn định, tập trung, tích cực trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo mềm, 1 lò xo lá tròn, 1 hòn bi, 1 sợi dây
2. Học sinh: Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị như giáo viên
III/ Giảng dạy:
1. Ổn định lớp: (1phút)
2. Kiểm tra: (5 phút)
a. Bài cũ:
GV: Hãy nêu phần “ghi nhớ” bài “lực- hai lực cân bằng”? Đầu tàu tác dụng vào toa tàu là lực kéo hay lực đẩy?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
b. Sự chuẩn bị của hs cho bài mới:
3. Tình huống bài mới: (1 phút)
Giáo viên đưa ra tình huống như ghi ở sgk
4. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP |
NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu những hiện tượng cần chú ý khi có lực tác dụng: (10 phút) GV: Những hiện tượng nào sau đây có sự biến đổi chuyển động? - Vật chuyển động bỗng dừng lại - Vật chuyển động nhanh hơn - Vật chuyển động chậm lại - Vật đứng yên mãi mãi HS: Vật đứng yên mãi mãi không có sự chuyển động GV: Hãy tìm 4 ví dụ về biến đổi chuyển động? HS: Trả lời GV: Vậy biến dạng là gì? HS: Là biến đổi hình dạng của vật GV: Gọi một học sinh trả lời câu hỏi đầu bài HS: Trả lời
GV: Chấn chỉnh và cho hs ghi vào vở HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu những kết quả tác dụng của lực: (8 phút) GV: Làm TN như hình 6.1SGK HS: Quan sát GV: Nhận xét về kết quả tác dụng của lực lên lò xo lúc đó Hs: Trả lời GV: Hướng dẫn hs làm TN như hình 7.7sgk GV: Em hãy nhận xét về kết quả tác dụng của lực mà tay ta tác dụng lên xe qua sợi dây? HS: Trả lời GV: Tương tự hướng dẫn hs làm TN và giải câu C5, C6 HS: Thực hiện GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn câu C7 lên bảng HS: Quan sát GV:Gọi hs lên bảng điền vào vị trí này HS: Thực hiện GV: Em hãy viết đầy đủ các câu ở câu C8? HS: (1) Biến đổi chuyển động của (2) Biến dạng HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dụng: (10 phút) GV: Em hãy nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng? HS: Nêu ví dụ GV: Nêu 3 ví dụ về lực tác dụng làm vật biến dạng? HS: Kéo lò xo, bóp miếng xốp, bóp quả bóng GV: Nêu một ví dụ lực tác dụng vừa làm vật chuyển động vừa làm vật biến dạng? HS: Ném viên phấn vào tường làm viên phấn vỡ ra |
I/ Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng: 1. Những biến đổi của chuyển động:
C1: (SGK )
2. Những sự biến dạng:
C2: Cung đang dương là cung có cánh và dây thay đổi hình dạng
II / Những kết quả tác dụng của lực: 1. Thí nghiệm:
C3: Lò xo lá tròn tác dụng lên xe một lực đẩy làm xe chuyển động C4: Lực tay ta tác dụng lên xe thông qua sơi dây làm xe dừng lại 2. Kết luận:
C7: (1) Biến đổi chuyển động của (2) Biến đổi chuyển động của xe (3) Biến đổi chuyển động của (4) Biến dạng
C8: (1) Biến đổi chuyển động của (2) Biến dạng
III/ Vận dụng: C9 - Bóng đứng yên ta dùng tay đánh mạnh vào. -Xe đang chạy ta thắng lại -Ta ném hòn đá C11: Ném viên phấn mạnh vào tường làm viên phấn vỡ ra |
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới