Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài: Máy cơ đơn giản theo CV 5512
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài 13: Máy cơ đơn giản bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 6 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Vật lý 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
- Kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng.
2. Kĩ năng: Nhận biết các máy cơ đơn giản.
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
- Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: - Một lực kế GHĐ 2N đến 5N, một quả cân 2N
* Cả lớp: Tranh h13.2, 13.5, 13.6 (Nếu có), bảng kết quả thí nghiệm (13.1)
2. Học sinh: Mỗi nhóm: - Một lực kế GHĐ 2N đến 5N, một quả cân 2N
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động |
- Dạy học hợp tác |
- Kĩ thuật học tập hợp tác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. |
D. Hoạt động vận dụng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: Kiểm tra kiến thức bài cũ. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Khi di chuyển lên cao người ta thường dùng những cách nào mà em biết? + Muốn cậy một vật nặng (tảng đá) nằm sát mặt đất lên người ta dùng dụng cụ gì? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Làm bài theo yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi, lắng nghe và giúp đỡ khi cần. - Dự kiến sản phẩm: di chuyển lên cao người ta dùng thang máy, cầu thang bộ, cần cẩu. Muốn cậy hòn đá lên người ta dùng xà beng... *Báo cáo kết quả: (Như phần dự kiến SP) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: những vật như cầu thang bộ, xà beng, dụng cụ dùng để vắt dây cáp của thang máy, cần cẩu người ta gọi là các máy cơ đơn giản. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Vậy các máy cơ đơn giản thật ra là những máy như nào, dùng chúng có ưu điểm gì, chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học hôm nay. |
Thang máy, cầu thang bộ, cần cẩu, xà beng... |
||||||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghiên cứu cách kéo một vật lên theo phương thẳng đứng. (15 phút) 1. Mục tiêu: - HS biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.Thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: Bảng kết quả đo và kết luận. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Cho HS đọc thông tin mục 1 trong SGK/41. + Nếu chỉ dùng dây có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được không? + Để kiểm tra được điều đó ta phải làm gì? + Nêu dụng cụ thí nghiệm? cách tiến hành đo như thế nào? + Nhận dụng cụ và làm TN, điền KQ vào bảng. + Dựa vào bảng so sánh trọng lượng của vật với lực kéo vật lên? - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời yêu cầu. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc SGK làm theo yêu cầu SGK và của GV. + Làm TN và ghi lại KQ đo. - Giáo viên: + Nêu rõ các bước làm thí nghiệm và ghi bảng. + Treo bảng kết quả thí nghiệm yêu cầu HS thí nghiệm và điền kết quả thí nghiệm vào bảng. + Qua thí nghiệm trên ta có thể rút ra kết luận gì? + Kéo vật lên theo cách này có gì khó khăn? - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. |
I/ Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
1/ Đặt vấn đề: (SGK)
2/ Thí nghiệm: a. Dụng cụ: 2 lực kế, một khối trụ có móc.
b. Tiến hành thí nghiệm: B1: Đo trọng lượng (P) của vật. (h13.3) B2: Đo lực kéo 1.(h13.4)
c. Kết quả thí nghiệm:
3/ Kết luận: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
|
||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại máy cơ đơn giản. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc thông tin SGK cho biết trong thực tế có thể dùng dụng cụ gì để đưa vật lên cao? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK. + Dùng mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
II/ Các máy cơ đơn giản:
Các máy cơ đơn giản thường dùng: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
|
||||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. + Có cách nào để đưa vật lên cao một cách dễ dàng mà mất ít lực hơn không? + Trả lời các câu hỏi C4 - C6. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: |
III/ Vận dụng
*Ghi nhớ/SGK.
C4: a/ Dễ dàng. b/ Máy cơ đơn giản. C5: Pv = 10 m = 10. 200 = 2000N Fk = 4.400 = 1600N Fk < Pv nên không kéo được ống bê tông lên.
|
||||||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc mục có thể em chưa biết. + Làm các BT trong SBT: từ bài 13.1 -> 13.9/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau. |
BTVN: bài 13.1 -> 13.9/SBT |
Giáo án môn Vật lý 6
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kỹ năng
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó
- Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng.
3.Thái độ: Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm: 2 lực kế có giới hạn đo từ 2N đến 5N; Một quả nặng 2N.
Cả lớp: Tranh phóng to hình 13.1 đến 13.6 (nếu có) bảng kết quả 13.1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng?
3. Bài mới: Hằng ngày ta thường thấy cần phải đưa những vật nặng lên cao, vậy làm thế nào để thực hiện những việc này được dễ dàng? Ta nghiên cứu trong bài hôm nay
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
- Ví dụ vật có trọng lượng 500N, có thể dùng lực 400N để nâng vật lên không? - Muốn kiểm tra dự đoán là đúng hay sai ta sẽ tiến hành TN để chứng minh. - GV: Phát dụng cụ TN cho HS. - GV: Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm. Các bước tiến hành như phần b mục 2. - GV: Theo dõi các bước tiến hành TN của HS. Và lưu ý cách điều chỉnh và cầm lực kế. - GV: Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả TN. - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1. - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2 hoàn thành kết luận. - GV: Lưu ý HS từ “ít nhất bằng” bao hàm cả trường hợp lớn hơn. - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3. - GV: Để khắc phục những khó khăn đó người ta thường làm như thế nào? - GV: Dựa vào câu trả lời của HS, để GV chuyển ý. |
I. KÉO VẬT LÊN THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG 1. Đặt vấn đề - HS: Quan sát tranh và đưa ra dự đoán cho câu trả lời: 2. Thí nghiệm: - HS: Nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. - HS: Ghi kết quả vào báo cáo TN. - HS: Dựa vào kết quả của nhóm mình để trả lời. C1: Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật. 3. Kết luận: + Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật. - HS trả lời câu C3. C3: Trọng lượng của vật lớn mà lực kéo của tay người thì có hạn nên cần phải có nhiều người, tư thế đứng không thuận lợi. - HS: Nghiên cứu đưa ra các phương án giải quyết khác nhau. |
- GV: Trong thực tế chúng ta thường thấy người ta còn dùng những dụng cụ nào để kéo vật lên cao được dễ dàng? - GV: Gợi ý cho HS: + Người thợ xây dùng cái gì để đưa xô vữa lên cao? + Ở nông thôn dùng dụng nào để kéo gầu nước ở giếng lên được dễ dàng? + Ở nhà tầng, làm thế nào để đưa xe đạp lên tầng trên được nhẹ nhàng? - GV: Giới thiệu tên các dụng cụ ứng với ba trường hợp: ròng rọc, đòn bẩy (cầu vượt), và mặt phẳng nghiêng. - GV: Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về sử dụng các máy cơ đơn giản. |
II. CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN:
- HS: Mô tả sơ bộ dụng cụ được sử dụng mà chưa nêu được tên.
+ Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
- HS: Nêu một số ví dụ minh hoạ về máy cơ đơn giản: |
- GV: Yêu cầu HS lần lượt trả lời câu C4, C5. Mỗi câu một HS trả lời còn các HS khác nhận xét. - GV: Nhận xét câu trả lời của HS. - GV: Yêu cầu HS cho một số ví dụ minh hoạ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống. |
- HS trả lời câu C4, C5. C4: a) dễ dàng b) máy cơ đơn giản C5: Không: Vì tổng các lực kéo của 4 người là 400N.4 = 1600N nhỏ hơn trọng lượng của ống bê tông (2000N).
- HS: Nêu các ví dụ minh hoạ. |
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 6 bài: Máy cơ đơn giản theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới