Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 47

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 47: Trả bài làm văn số 3 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp để có thể chuẩn bị giáo án giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm tìm hiểu đề, lập dàn ý, văn nghị luận

b/ Thông hiểu:Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vị tư liệu trong quá trình phân tích đề

c/ Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý; một hiện tượng đời sống, nghị luận văn học

d/ Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận từ dàn ý đã được lập

2. Kĩ năng:

a/ Biết làm: bài NLXH, NLVH

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận XH,VH

3. Thái độ:

a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày văn nghị luận

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;

-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình làm văn .

II. Trọng tâm

1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận

- Tích hợp với tiếng Việt ở bài Văn bản và bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; phần văn học dân gian

2. Kĩ năng: - Kĩ năng viết văn nghị luận

- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung

3. Thái độ, phẩm chất:

- Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống

- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

III. Chuẩn bị

Chuẩn bị của GV: GV chấm bài, nhận xét, chuẩn bị đáp án…

Chuẩn bị của HS: HS lập dàn ý tổng quát của đề văn.

IV. Tổ chức dạy và học

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Khởi động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Chiếu một vài hình ảnh về việc thi cử và những hình ảnh gian lận khi thi của học sinh

Yêu cầu HS xem hình ảnh đoán sự việc diễn ra

Nhóm nào đoán đúng sẽ là nhóm thắng cuộc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả

HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.

GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

- Từ đó GV giới thiệu vào bài mới: Ở tiết trước, các em đã được viết bài văn nghị luận xã hội. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình.

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Hoạt động 2: Luyện tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm văn.

- Mục tiêu: Học sinh biết cách nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình.

- Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân

- Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích đề và lập dàn ý ‎, từ đó, giúp học sinh nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: phân tích đề, lập dàn ý, đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét bài làm của học sinh, giúp học sinh chữa lỗi.

I. Sửa chữa bài làm:

1. Yêu cầu.

- Đề bài yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội

- Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không đơn điệu, khô khan.

- Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ.

2. Lập dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

* Thân bài:

1. Giải thích ý kiến

- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.

- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.

2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống

- Trong khi thi

+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.

+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan

trọng hơn cả.

- Trong cuộc sống

+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc

đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quí.

+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội

3. Bài học nhận thức và hành động

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.

- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

Kết bài: Khái quát lại vấn đề

Hoạt động 3: Vận dụng

Giáo viên rút kinh nghiệm về cách làm bài văn nghị luận xã hội

Mục tiêu: Giúp học sinh rút kinh nghiệm, có kĩ năng làm bài tốt hơn.

- Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu

- Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi

- Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập.

- Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức được những ưu, khuyết điểm, đưa ra những kinh nghiệm làm bài văn nghị luận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Tự rút ra những kinh nghiệm mình có được qua phần sửa chữa, nhận xét của giáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trình bày những kinh nghiệm để rèn kĩ năng làm bài văn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv: Nhận xét. Chốt kiến thức

II. Nhận xét về ưu khuyết điểm.

1. Ưu điểm:

- Một số bài viết thể hiện được suy nghĩ cá nhân sâu sắc.

- Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp.

2. Khuyết điểm:

- Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân.

- Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ.

3. Đọc bài làm tốt.

4. Trả bài:

- Tiếp thu ý kiến của HS.

- Chỉnh sửa (nếu có)

Hoạt động 5: Mở rộng

B1: GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở nhà)

Sưu tầm những câu ca dao, câu thơ về việc học tập và thi cử để làm tư liệu học tập.

B2: HS làm bài tập ở nhà

B3: HS nộp sản phẩm trong tiết học sau.

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng làm bài văn tự sự:Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung; Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng.

2. Kĩ năng: Tự đánh giá những ưu - nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn những bài viết sau.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn tự sự để tiếp tục luyện tập kể chuyện hoặc viết bài văn tự sự. Tự giác về sửa chữa lại bài. Ý thức nỗ lực vươn lên trong học tập. Chăm chỉ, tự giác.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, hướng dẫn HS xây dựng dàn ý chuẩn xác, sửa lỗi trong bài viết cho HS.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình trả bài.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Các em đã viết bài làm văn số 3 ở nhà. Hôm nay là tiết trả bài. Để các em biết được kết quả của bài viết số 3, nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, từ đó phát huy và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau, chúng ta đi vào bài học hôm nay: Trả bài làm văn số 3.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

? GV yêu cầu hsinh nhắc lại đề.

? Xác định yêu cầu của đề?

? Lập dàn ý?

BIỂU ĐIỂM:

- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.

- Điểm 7- 8: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cách kể chưa hấp dẫn, có một số lỗi về diễn đạt

- Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề.

- Điểm 3 - 4: Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy

- Điểm 1- 2: Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế

- Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng

Dựa vào phần trên yêu cầu học sinh tự nhận xét ưu - nhược điểm bài viết của mình.

GV nhận xét chung về ưu nhược điểm bài viết của HS .

Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết

* GV nêu lên các lỗi mà HS thường gặp.

* GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục.

* Ví dụ một số bài viết:

- Hình thức bài viết chưa đẹp, chữ xấu:

+ 10A2: Quân, Phúc, Chung,Nam…

+ 10A3: Quảng, Phượng, Công, Phúc…

+10A8: Đạt, Trường, Tùng, Hiệp…

- Dùng từ thuộc văn nói: rất chi là, không biết nữa, biết bao nhiêu là tình cảm, cực kì ghét…

- Bài viết kể lể lan man, không có trọng tâm:

+ 10A2: Quân, Trung, Huy…

+ 10A3: Tân, Sơn, Tiến…

+10A8: Ngọc Anh, Bắc, Hiệp…

- Bài viết đối phó, quá ngắn hoặc không hoàn thiện:

+ 10A2: Hưng.

+ 10A3: Thanh, Linh, Tuyền.

GV: Đọc những bài viết khá giỏi của học sinh => tuyên dương để học sinh khác học tập.

+ 10A2: Chinh.

+ 10A3: Huyền Anh.

+ 10A8: Phương.

GV trả bài.

Hsinh xem bài, sửa chữa lỗi.

GV tổng kết kết quả bài viết của học sinh.

I. Đề bài và đáp án biểu điểm

Đề bài:

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh/chị về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.

* Phân tích đề:

1. Kiểu bài:

Tự sự.

2. Phạm vi dẫn chứng, tư liệu:

- Kiến thức thực tế.

3. Các phương thức biểu đạt

- Tự sự (phương thức chính).

- Miêu tả.

- Biểu cảm.

- Nghị luận.

* Lập dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình có kỉ niệm ấn tượng sâu sắc nhất .. ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè…

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy.

2. Thân bài:
- Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta có ấn tượng sâu sắc khó quên.

- Kể về kỉ niệm: diễn biến câu chuyện, không gian, thời gian, sự việc dẫn dắt vào câu chuyện, các sự việc tiêu biểu, kết cục của câu chuyện.

- Giải thích lí do người kể cho đó là kỉ niệm sâu sắc , ấn tượng khó quên trong cuộc đời. Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (một bài học, thêm yêu quý từ kỉ niệm đó).

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với cuộc đời người kể.

3. Kết bài:

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. Bày tỏ niềm tự hào, hạnh phúc vì có kỉ niệm sâu sắc như thế.

3. Kết bài:

Thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm đồng thời lưu lại những cảm xúc và suy nghĩ nơi người đọc.

II. Nhận xét chung

1. Ưu điểm.

- Một số học sinh đã cố gắng làm bài, có được những câu chuyện hấp dẫn, xúc động.

- Một số em bố cục bài viết rõ ràng, hành văn lưu loát, cảm xúc sâu sắc, chân thành, trình bày sạch đẹp.

2. Nhược điểm.

- Còn lúng túng trong triển khai, đáp ứng chưa tốt yêu cầu của đề.

- Kể lan man, chưa có những sự việc, chi tiết tiêu biểu.

- Bố cục chưa rõ ràng, hành văn còn vụng.

- Viết sai chính tả.

- Diễn đạt mang tính chất như văn nói.

III. Chữa lỗi.

1. Lỗi hình thức

- Chữ xấu, đặc biệt ở học sinh nam, chữ nghiêng về bên trái. Viết tắt. Tên riêng không viết hoa.

- Sai chính tả: ch-tr, s-x, l-n, ngh-ng, r-d-gi….

- Lỗi viết câu sai ngữ pháp: không có chủ ngữ

- Lỗi hành văn lủng củng, dùng lối văn nói.

- Bố cục bài viết chưa rõ ràng, hình thức trình bày chưa đẹp. Phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.

- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt chưa hài hòa (tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm).

2. Lỗi nội dung

- Bài viết chưa kể được kỉ niệm thật sự sâu sắc, ấn tượng.

- Bài sao chép trên mạng, giống nhau.

- Nội dung sơ sài, không có sự việc, chi tiết tiêu biểu, không hấp dẫn.

IV. Bài viết tiêu biểu

- Bài viết tốt (7-8 điểm):

+ 10A2: Vân Anh, Chinh, Hà…

+ 10A3: Huyền Anh, Yến, Hằng…

+ 10A8: Giang, Hạnh, Phương…

- Bài viết đạt yêu cầu (5-6 điểm):

+ 10A2: Công, Thành, Tuân…

+ 10A3: Cường, Phương, Tuyết…

+ 10A8: Dung, Hoàng, Vịnh….

- Bài viết yếu, kém (dưới 5):

+ 10A2: Hồng Quân

V. Tổng kết kết quả

Thống kê

10A2

10A3

10A8

Điểm giỏi:

0

0

0

Điểm khá:

17

14

25

Điểm TB:

22

27

13

Điểm kém:

1

0

0

-----------------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Trả bài làm văn số 3 theo CV 5512. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, TimDapAnmời bạn đọc tham khảo Soạn bài lớp 10 và Trắc nghiệm Văn 10 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm, tổng hợp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!