Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3 bài 4: Chân dung biểu cảm - Tiết 1

Admin
Admin 28 Tháng ba, 2018

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3 bài 4: Chân dung biểu cảm - Tiết 1 bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch trong chương trình học lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3 bài 3: Con vật quen thuộc - Tiết 1

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3 bài 3: Con vật quen thuộc - Tiết 2

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3 bài 4: Chân dung biểu cảm - Tiết 2

I. MỤC TIÊU:

  • HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
  • HS vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
  • HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Một số tranh, ảnh, bài vẽ chân dung biểu cảm của họa sĩ và của học sinh.
  • Một số bài chân dung, tranh vẽ về mẹ hoặc cô giáo.

2. Học sinh: Giấy vẽ A3 (A4), bút chì, màu, giấy màu, keo dán,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

* Hoạt động 1:Tìm hiểu

- GV cho HS xem hình 4.1/ SGK.

- Cho HS thảo luận để tìm ra sự khác nhau của 2 bức tranh với một số gợi ý sau:

+ Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau?

+ Màu sắc được thể hiện như thế nào?

+ Các bộ phận trên khuôn mặt của bức tranh (Hb) được vẽ như thế nào?

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.Yêu cầu nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt ý

- GV giới thiệu để HS hiểu thế nào là vẽ chân dung biểu cảm

- GV cho HS xem thêm một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để HS hiểu hơn.

* Hoạt động 2: Cách thực hiện

2.1. Trải nghiệm và vẽ không nhìn giấy

- Cho HS quan sát hình 4.3/ SGK, giới thiệu cách vẽ không nhìn giấy

- Vừa hướng dẫn vừa vẽ minh hoạ lên bảng để HS rõ hơn cách bước

- Cho HS tham khảo hình 4.4 / SGK

- Yêu cầu HS trải nghiệm vẽ bảng con hoặc giấy

- GV theo dõi, nhắc nhỡ HS tập không nhìn giấy, giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng

- Cho HS trưng bày, GV chọn một số bài tốt và chưa tốt để cho HS nhận xét, gv nhận xét, lưu ý thêm về cách vẽ, bố cục,...

2.2. Cách thể hiện đường nét và màu sắc tranh chân dung biểu cảm

- Cho HS quan sát hình 4.5/ SGK, thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu về nét vẽ biểu cảm và vẻ đẹp của đường nét

- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày

- Nhận xét, bổ sung, chốt ý

- Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 để nêu các bước thực hiện

- GV nhắc lại, hướng dẫn HS trang trí theo cảm xúc

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.

+ Giống: đều vẽ chân dung người, đầy đủ các bộ phận trên khuôn mặt.

+ Khác: Hình a vẽ hình, các bộ phận trên khuôn mặt, màu sắc rõ ràng còn hình b vẽ các nét và màu chưa rõ hình

+ Màu sắc tươi sáng.

+ Các bộ phận trên khuôn mặt đặt sai lệch vị trí, trông rất hài hước.

- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- Quan sát, tìm hiểu thêm

- Quan sát, lắng nghe, nhận biết

- HS nhắc lại các bước thực hiện

- Tham khảo

- Từng cặp HS ngồi đối diện thực hành ở bảng con (giấy vẽ A4)

- Trưng bày, nêu cảm nhận về hoạt động và sản phẩm tạo ra

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

- Thảo luận

- Đại diện trình bày: vẽ các nét liền mạch, có nét mảnh, nét đậm,...

- Nhận xét, bổ sung

- Quan sát, phát biểu các bước thực hiện

- Tham khảo, lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo tranh chân dung biểu cảm cho bản thân


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm