Giáo án lớp 2 sách Cánh Diều - Đầy đủ các môn (08 môn)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 19 Tháng tám, 2022

Giáo án lớp 2 sách Cánh Diều - Đầy đủ các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo Dục thể chất là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 mới, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Giáo án lớp 2 môn Tiếng Việt

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác (bước đầu biết cùng bạn thảo luận nhóm), năng lực tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập – tìm từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.

Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian.

+ Năng lực văn học:

Nhận diện được bài văn xuôi.

Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân: yêu lao động, ham học, không lãng phí thời gian.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- 30 thẻ từ và các ô từ ngữ để tổ chức 2 nhóm trò chơi xếp khách vào đúng toa (BT 1 – Luyện tập ).

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, quan sát các bức tranh.

- GV giới thiệu chủ đề mở đầu sách: Em là búp măng non nói về các bạn thiếu nhi – những măng non, tương lai của đất nước đang hớn hở tới trường. Bài học mở đầu Cuộc sống quanh em nói về thế giới xung quanh các con thật đẹp, thật vui, mọi người, mọi vật đều làm công việc của mình.

- GV mời 1 HS đọc to, rõ YC của BT Chia sẻ ; giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát bức tranh miêu tả cuộc sống xung quanh các em, thảo luận nhóm đôi, trả lời các CH. GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV tổ chức cho vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.

- GV chốt đáp án:

+ Câu 1: Đây là những ai, những vật gì, con gì?

Trả lời: Đây là trường học – các bác nông dân – 2 HS vui vẻ đi học – 1 con trâu to béo – cây dừa xanh tốt – đèn đường – chủ thợ xây đang xây một bức tường – cây chuối tốt tươi – xe tắc xi đi trên đường – 1 con mèo lông vàng xinh xắn – cây hoa cúc vàng.

+ Câu 2: Mỗi người trong tranh làm việc gì?

Trả lời: Bác nông dân ôm một bó lúa, mấy bác đang gặt lúa trên đồng. / Hai HS đang tới trưởng. / Chú thợ xây đang xây một bức tường.

+ Câu 3: Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì?

Trả lời: Con trâu giúp người cày ruộng. / Con mèo giúp bắt chuột. / Đèn đường chiếu sáng đường phố. / Cây dừa cho trái ngọt. Cây chuối cho quả thơm ngon. / Xe tắc xi chở khách. Cây cúc nở hoa, tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (60 phút)

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nói lời dẫn để tới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm: Các em thấy đấy, mỗi người một công một việc để xây dựng nên cuộc sống này. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Làm việc thật là vui .

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Làm việc thật là vui : Giọng đọc vui, hào hứng, nhịp hơi nhanh; kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó: sắc xuân, rục rỡ, tưng bừng, đỡ .

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. Khi theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thể đọc cho HS nhắc nhở các em cần nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. VD, ngắt nghỉ đúng ở câu: Con tu hú kêu / tu hú , tu hú . Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ, / ngày xuân thêm tưng bừng . ...

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong nhóm.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, bình chọn.

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài với giọng vừa phải, không đọc quá to.

+ GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 3 CH.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH tìm hiểu bài bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi phỏng vấn: Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia. Người tham gia nói to, rõ, tự tin. Cặp chơi đầu tiên (nhóm 1, nhóm 2): Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

+ Câu 1: HS 1 hỏi, HS 2 trả lời.

+ Câu 2: HS 2 hỏi, HS 1 trả lời

+ Câu 3: HS 1 hỏi, HS 2 trả lời. Sau đó đổi ngược lại, HS 2 hỏi, HS 1 trả lời.

- GV chốt: Xung quanh các em, mọi vật, mọi người đều làm việc. Làm việc mang lại lợi ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm hạnh phúc, niềm vui rất lớn.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian.

Cách tiến hành:

4.1. BT 1 (Trò chơi xếp hành khách vào toa tàu)

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1. Cả lớp nghe bạn đọc, quan sát tranh minh hoạ 3 HS cầm 3 tấm biển, mỗi tấm biển đều ghi từ ngữ trên đó.

- GV chỉ từng tấm biển cho HS cả lớp đọc 15 từ ngữ, sau đó chỉ từng toa tàu cho HS đọc tên mỗi toa: Toa chở Người – Toa chở Vật – Toa chở Con vật – Toa chở Thời gian .

- GV giải thích cách chơi: 3 tấm biển to ghi tên 15 hành khách. Cần xếp mỗi hành khách vào đúng toa. Đưa người vào toa chở Người , đưa vật vào toa chở Vật , đưa con vật vào toa chở Con vật , đưa thời gian vào toa chở Thời gian .

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức chơi trò chơi xếp nhanh 15 hành khác vào 4 toa tàu phù hợp lên bảng.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án:

+ Toa chở Người : em, mẹ.

+ Toa chở Vật : đồng hồ, hoa, nhà, rau, trời, (quả) vải.

+ Toa chở Con vật : Gà, tu hú, chim, sâu.

+ Toa chở Thời gian : ngày, giờ, phút.

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ đã xếp vào các toa.

4.2. BT 2 (Tìm thêm ngoài bài đọc các từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian)

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo.

- GV lưu ý HS cần tìm những từ ngữ đó ở bên ngoài bài đọc.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả.

- GV chốt lại: Những từ các em vừa tìm ở trên là từ chỉ sự vật. GV viết bảng: Các từ chỉ người, vật, con vật, thời gian,... gọi chung là từ chỉ sự vật .

- GV mời một vài HS nhắc lại.

5. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 tổ HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn của bài.

- GV tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật: Một vài HS mở lần lượt các ở cửa có YC đọc lại một đoạn văn bất kì hoặc những câu văn mình yêu thích. Có ô cửa may mắn viết lời chúc hoặc tặng tràng vỗ tay.

- GV mời 1 HS phát biểu: Sau tiết học em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì?

- GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tập đọc Mỗi người một việc .

- HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, quan sát các bức tranh.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to, rõ YC của BT. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp tiếp nhận nhiệm vụ GV đặt ra.

- Một vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.

- HS nghe GV chốt đáp án.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo yêu cầu của GV:

+ 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt các em bên cạnh đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ HS làm việc nhóm đôi.

+ HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp. Cả lớp bình chọn.

+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

+ 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 3 CH:

+ Câu 1: Mỗi vật, con vật được nói trong bài đọc làm việc gì?

+ Câu 2: Bé bận rộn như thế nào?

+ Câu 3: Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui? Chọn ý em thích:

a) Vì bé làm việc có ích.

b) Vì bé yêu những việc mình làm.

c) Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người.

- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- HS thực hiện trò chơi, trả lời CH:

+ Câu 1: Đồng hồ tích tắc báo phút, báo giờ. Gà trống gáy vang báo trời sáng. Tu hú kêu báo sắp tới mùa vải chín. Chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.

+ Câu 2: Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.

+ Câu 3: HS trả lời theo ý thích.

- 1 HS YC của BT 1. Cả lớp nghe bạn đọc, quan sát tranh minh hoạ.

- HS quan sát, đọc theo GV.

- HS lắng nghe GV giải thích.

- Cả lớp chơi trò chơi.

- Cả lớp và GV cùng nhận xét bài làm, thống nhất đáp án.

- Cả lớp đọc đồng thanh các từ đã xếp vào các toa.

- 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lưu ý.

- HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả. VD:

+ Từ chỉ người: ông, bà, chị, thầy giáo, cô giáo,...

+ Từ chỉ vật: bút, phấn, thước, cặp tóc, áo quần, lê, ổi...

+ Từ chỉ con vật: mèo, chó, voi, bò, ngan,...

+ Từ ngữ chỉ thời gian: mùa màng, giây, tuần, tháng, tiết học, Giáng sinh, Tết, năm mới, xuân, hạ, thu, đông...

- HS lắng nghe, quan sát.

- Một vài HS nhắc lại.

- 2 tổ HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn của bài.

- HS chơi trò chơi Ô cửa bí mật.

- 1 HS phát biểu. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS l

Giáo án lớp 2 môn Toán

MÔN: TOÁN

Tuần: 1 Tiết 1

BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HScó khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập củng cố cách đọc, viết và xếp thứ tự các số từ 1 đến 100

- Biết cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích cấu tạo số.

2. Phẩm chất, năng lực

Năng lực:

- Thông qua hoạt động quan sát hình vẽ,..., HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở…..

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

A. Khởi động

Mục tiêu:

Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm

- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học)

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

20’

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

1.a. Tìm số còn thiếu ở ô trống rồi đọc Bảng các số từ 1 đến 100

Mục tiêu: Hs nắm chắc thứ tự số để điền đúng Bảng số 100.

b.Trong Bảng các số từ 1 đến 100 hãy chỉ ra:

Mục tiêu: Hs biết được giá trị của một số trong Bảng số 100

- GV ghi bài 1a, HD HS xác định yêu cầu bài.

- GV chữa bài bằng máy soi vở

+ Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự nào

+ Dựa vào Bảng 100 có thể đếm bằng những cách nào?

+ Dựa vào Bảng 100 có thể so sánh các số như thế nào?

+ Nêu các số tròn chục?

+ Nêu các số có hai chữ số giống nhau?

Tùy thời gian có thể nêu thêm câu hỏi

-Hs đổi chéo VBT kiểm tra

- Chiếu slide đáp án

- GV ghi bài 1b, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv cho hs chữa bài theo cặp đôi

+ Số bé nhất có một chữ số là số nào?

+ Số bé nhất có hai chữ số là số nào?

+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào?

+ Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?

- GV nhận xét, chốt ý: Cần nắm vững thứ tự số để đọc, viết và xếp thứ tự đúng Bảng số 100

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- hs làm VBT

* các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến

+ Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn

+ có thể đếm theo đơn vị, đếm theo chục, đếm từ một số nào đó, đếm thêm, đếm bớt….

+ số nào đếm trước thì bé hơn, số nào đếm sau thì lớn hơn,..

+ 10,20,30,40,50,60,70,80,90

+ 11,22,33,44,55,66,77,88,99

+ hs kiểm tra nhau

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- Hs làm vở ô li

+ số 1

+ số 10

+ số 9

+ số 99

+ hs lắng nghe

Bài 2.a Số?

Mục tiêu: Hs biết xác định số chục và số đơn vị trong một số có hai chữ số

b.Trả lời các câu hỏi ?

Mục tiêu: Hs biết phân tích cấu tạo số theo chục và đơn vị.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2a.

- Gv chiếu slide

Chữa bài dưới hình thức trò chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi thi “ Ai nhanh, ai đúng” Tổ 1+2 là đội 1, tổ 3+4 là đội 2. Mỗi đội 2 người xếp thành hàng 1 (mỗi người điền 2ô ) dùng bút dạ để điền theo thứ tự lần lượt đến hết bảng. Đội nào kết quả đúng mà nhanh hơn đội đó về nhất. Tùy tình hình thực tế chơi GV kết luận.

-Hs đọc yêu cầu bài 2b

- Gv chiếu slide

- HDHS xác định yêu cầu bài tập và làm bài

- Chữa bài theo hình thức trò chơi “ đố bạn “ theo từng cặp đôi

- GV nhận xét, chốt ý: Hs phải

xác định được số chục, số đơn vị trong số có hai chữ số, viết số có hai chữ số dưới dạng tổng các số tròn chục và số đơn vị, cách thành lập số có hai chữ số khi biết số chục và số đơn vị để vận dụng làm dạng bài trên.

+ đọc đề bài

+ làm VBT

+ cả lớp quan sát 2 đội chơi và cùng chữa bài

+ đọc đề bài

+ làm VBT

+ Từng cặp chữa bài

5’

C. Hoạt dộng vận dụng

Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”:

Mục tiêu: Biết ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục..

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng.

- GV thao tác mẫu.

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS thảo luận nhóm 3..

- 2 Nhóm lên thi tiếp sức .

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

5’

D. Củng cố - Dặn dò

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

Hs lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):…………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Giáo án lớp 2 môn Tự nhiên và xã hội

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nêu được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (hai thế hệ, ba thế hệ,…)
  • Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

2.2. Năng lực riêng:

  • Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
  • Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ.

3. Phẩm chất

  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân đối với các thế hệ trong gia đình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

2.1. Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Các hình trong SGK.
  • Tranh vẽ, ảnh gia đình HS (hai, ba hoặc bốn thế hệ).
  • Bảng phụ/giấy A2.
  • Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 2.

2.2. Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các thành viên trong gia đình bạn theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất.

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay

- Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An

a. Mục tiêu:

- Nêu được các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

b. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2 SGK trang 6,7 và trả lời lời câu hỏi:

+ Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ?

+ Kể các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.

Gia đình bạn Hà

Gia đình bạn An

- GV hướng dẫn HS: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em

a. Mục tiêu:

- Giới thiệu được về các thế hệ trong gia đình em.

- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân, theo cặp

- GV yêu cầu:

+ Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các thế hệ trong gia đình mình: Gia đình có có mấy thế hệ? Từng thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình mình.

+ Từng HS vẽ, viết hoặc cắt dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình vào giấy A4 hoặc vào vở và chia sẻ với bạn bên cạnh.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số HS: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình, kết hợp với trình bày sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình.

- GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào?

- HS trả lời theo gợi ý: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời:

+ Gia đình Hà có 2 thế hệ (thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là anh em Hà)

+ Gia đình An có 3 thế hệ (thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là anh em An).

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- Các HS khác đặt câu hỏi, nhận xét.

- HS trả lời: Gia đình có bốn thế hệ gồm có các cụ, ông bà, bố mẹ và con cùng chung sống trong một nhà.

+ Thế hệ thứ tư (cháu) gọi thế hệ thứ nhất bằng cụ.

Giáo án lớp 2 môn Hoạt động trải nghiệm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Cư xử phù hợp khi giao tiếp với bạn.
  • Thể hiện được lòng biết ơn với thầy giáo, cô giáo.
  • Thực hiện nền nếp học tập và rèn luyện bản thân phù hợp với lứa tuổi.
  • Tìm hiểu được hoạt động của câu lạc bộ theo sở thích trong nhà trường.

TUẦN 1 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

HS được tham gia các hoạt động văn nghệ để chào mừng năm học mới.

2. Năng lực

1.1. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.

1.2. Năng lực riêng:

  • Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng.
  • Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng
  • Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

1.3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

2.1. Đối với GV

  • Phối hợp kiểm tra các phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống,…
  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

2.2. Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác.
  • Biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS được tham gia các hoạt động văn nghệ chào mừng năm học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV giới thiệu với HS: Nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ theo chủ đề Mùa thu – mùa khai trường.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của ngày tựu trường và mời một số HS lên trước sân khấu, trả lời các câu hỏi:

+ Trong thời gian nghỉ hè em đã làm những gì?

+ Em có mong đến ngày tựu trường không? Vì sao?

+ Cảm xúc của em khi bước vào năm học mới thế nào?

- GV nhấn mạnh một số hoạt động học tập, rèn luyện khi bước vào năm học mới.

- HS chào cờ.

- HS lên sân khấu, phát biểu cảm xúc của mình và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Giáo án lớp 2 môn Đạo Đức

Trường Tiểu học ……………………

Giáo viên: …………………………….

Lớp : 2…..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Đạo đức – Tuần 1

Ngày …... tháng …….năm ……

Chủ đề: Quý trọng thời gian

Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu được một số biểu hiện của quý trọng thời gian.

- Thông qua hoạt động, HS biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian; biết lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

Ii. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai

2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm đồ vật chỉ thời gian”

*Cách chơi: Cả lớp cùng quan sát tranh 4 trong SGK trong 1 phút, bạn HS nào tìm được nhiều vật chỉ thời gian trong tranh nhất sẽ là người chiến thắng. HS viết đáp án vào tờ giấy nháp.

- GV cho HS nêu các đồ vật chỉ thời gian quan sát được

- Hỏi: Ngoài những vật đó, còn những vật nào khác chỉ thời gian mà em biết.

- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.

HS tham gia chơi: Quan sát tranh và ghi tên các đồ vật chỉ thời gian trong tranh: đồng hồ điện tử, lịch, đồng hồ cát,…

2-3 HS nêu

Nhiều HS kể

HS lắng nghe

15’

2. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện theo tranh “Chuyện bạn Bi” và trả lời câu hỏi:

+ Khi mọi người làm việc, bạn Bi có thói quen gì?

+ Thói quen đó đã dẫn đến điều gì?

+ Em rút ra được điều gì từ câu chuyện trên?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Kể chuyện, to, rõ ràng và cuốn hút, thể hiện đúng nhân vật

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV mời một nhóm HS kể lại câu chuyện

- GV kể lại câu chuyện cuốn hút, truyền cảm

- GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như:

+ Mẹ sẽ cảm thấy thế nào khi đến giờ dậy để chuẩn bị ra ga tàu về thăm bà mà Bi vẫn nằm trên giường và xin thêm thời gian để ngủ?

+ Theo em, bố Bi đứng đợi bạn Bi đi giày cảm thấy như thế nào?

+ Tại ga tàu, chuyện gì đã xảy ra? Bạn Bi cảm thấy thế nào?

+ Nếu em là người chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói gì hoặc làm gì? Vì sao?).

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

-HS làm việc nhóm 4, kể lại câu chuyện: Chuyện bạn Bi:

Vào buổi sáng, mẹ vào phòng gọi Bi:

- Dậy đi Bi.

- Cho con nằm thêm một phút nữa thôi. Bi nằm trên giường uể oải nói.

Lát sau, Bi dậy vệ sinh cá nhân, thay quần áo rồi ngồi vào bàn ăn sáng. Cả nhà đã xong xuôi, nhưng Bi vẫn chưa ăn xong. Mẹ nhắc nhở:

- Muộn giờ rồi con.

- Bi nhăn nhó đáp: Đợi con thêm chút ạ.

Bố lại nhắc nhở Bi thêm: Nhanh lên con! Sắp đến giờ tàu chaỵ rồi.

Bi vừa đi giày vừa nói: Bố đợi con chút nữa thôi.

Hai bố con đến ga tàu, nhưng bác bảo vệ nói: Tàu vừa chạy rồi anh ạ.

- Bố buồn rầu nói: Vậy là lỡ chuyến tàu về quê thăm bà rồi.

- Bi ân hận đáp: Con xin lỗi ạ.

- HS lắng nghe

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân:

Ví dụ:

+ Khi làm mọi việc, Bi có thói quen nói bố mẹ đợi mình một lát.

+ Thói quen đó đã làm cho hai bố con bị lỡ chuyến tàu về quê thăm bà.

+ Qua câu chuyện trên, em thấy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần biết quý trọng thời gian, lãng phí từng phút có thể làm cho chúng ta không hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra.

+ …..

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS lắng nghe

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 6 để biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian và trả lời câu hỏi:

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Việc làm đó mang lại tác dụng gì?

+ Em còn biết những biểu hiện của quý trọng thời gian nào khác?

- GV hướng dẫn: Đối với các em, một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,...

- GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- 1 -2 HS nêu ý kiến/ câu hỏi:

+ Các bạn làm việc theo dự kiến, không để lại làm sau.

+ Việc làm đó thể hiện các bạn biết sử dụng thời gian hợp lí, giờ nào việc nấy.

+ Việc đó cho thấy các bạn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

+ Những biểu hiện của quý trọng thời gian là học bài đúng giờ buổi tối, đi ngủ đúng giờ,….

- HS lắng nghe

- HS làm cá nhân

- 2-3 HS chia sẻ thời gian biểu ngày nghỉ của mình: Ví dụ: Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,...

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,...

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

3’

3. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

GV hỏi:

+ Nêu 2 việc của em thể hiện em biết quý trọng thời gian.

+ Quý trọng thời gian mang lại lợi ích gì?

GV nhận xét, đánh giá tiết học

2-3 HS nêu

HS lắng nghe

Giáo án lớp 2 môn Mĩ thuật

CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC (4 tiết)

Bài 1: VUI CHƠI VỚI MÀU (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

– Đọc được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống, trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và trong thực hành, sáng tạo.

– Sử dụng được các màu cơ bản để thực hành, sáng tạo sản phẩm và trao đổi, chia sẻ.

– Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của bạn. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng các màu cơ bản.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, âm nhạc, khoa học (tìm hiểu tự nhiên, xã hội)… được biểu hiện như: Chọn màu cơ bản yêu thích để vẽ hình ảnh trên sản phẩm, Trao đổi, chia sẻ trong học tập; Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống có các màu cơ bản; nghe và hát bài hát về màu sắc…

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đức tính chăm chỉ, trung thực, ý thức tôn trọng được biểu hiện như: Yêu thích vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, đời sống; Tôn trọng ý thích về màu sắc của bạn bè và những người xung quanh; biết chuẩn bị đồ dùng học tập...

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

2.1. Học sinh: SGK, Vở TH; màu vẽ, giấy màu, bút chì.

2.2. Giáo viên: SGK, Vở TH; giấy màu, màu vẽ, bút chì…; hình ảnh/vật thậtliên quan đến nội dung bài học.

Gv có thể sử dụng hình ảnh làng bích họa Tam Thanh (miền Trung) hoặc hình vẽ, trang trí trên tường, hành lang đường phố/đường làng ở địa phương và một số nơi khác để giới thiệu đến HS.

III/ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU

1.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tế, học tập nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp…

1.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp, sơ đồ tư duy…

1.3. Hình thức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết

Tiết 1

- Nhận biết các màu cơ bản

- Thực hành: Vẽ bức tranh về hình ảnh yêu thích bằng các màu cơ bản

Tiết 2

- Nhắc lại nội dung tiết 1

- Thực hành: Tạo sản phẩm có các màu cơ bản bằng cách vẽ, cắt, dán hoặc nặn (cá nhân/nhóm)/Có thể sử dụng sản phẩm của tiết 1 để tạo sản phẩm nhóm.

Tiết 1

Hoạt động chủ yếu của GV

HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài học (khoảng 4’)

– Kiểm tra sĩ số HS

– Tổ chức Hs nghe (hoặc cùng hát) bài hát: Màu hoa (nhạc và lời của Hoàng Văn Yến); gợi mở HS kể tên màu sắc được nhắc trong bài hát; liên hệ giới thiệu bài học.

- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo Gv

- Nghe và hát bài hát

Hoạt động 2: Tổ chức HS tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ (khoảng 28’)

2.1. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 7 phút)

a. Sử dụng hình ảnh Tr.5.

– Hướng dẫn HS quan sát và thảo luận: Kể tên các đồ dùng và đọc tên các màu

– Nhận xét câu trả lời, nhận xét, bổ sung của HS; nêu vấn đề, kích thích HS tìm những đồ dùng, đồ vật ở trong lớp có các màu: đỏ, vàng, lam

– Gợi nhắc HS: Các màu: đỏ, vàng, lam (xanh lam) là những màu cơ bản; kết hợp hướng dẫn HS xem thêm trang 81, Sgk và giải thích thêm về đặc điểm màu cơ bản.

b. Sử dụng hình ảnh bắp ngô, cánh diều, cái ô/dù (trang 6)

– Hướng dẫn HS quan sát, giao nhiệm vụ:

+ Đọc tên mỗi hình ảnh

+ Giới thiệu màu cơ bản có trên mỗi hình ảnh

+ Chia sẻ điều biết được về mỗi hình ảnh, ví dụ: Em đã biết các hình ảnh này chưa? Hoặc đã thấy ở đâu? Sử dụng để làm gì?...

– Tóm tắt chia sẻ của HS, giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống.

– Gợi mở HS kể thêm hình ảnh/đồ dùng đã biết có các màu cơ bản.

c . Giới thiệu tác phẩm mĩ thuật (tr.6)

– Hướng dẫn HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Đọc tên một số màu có ở tác phẩm

+ Kể tên chi tiết/hình ảnh có màu cơ bản

– Tóm tắt những chia sẻ của HS, giới thiệu tên tác giả và các màu sắc có trên tác phẩm.

– Giới thiệu thêm một số sản phẩm trong Vở TH, tác phẩm sưu tầm; gợi mở HS chỉ ra màu cơ bản ở sản phẩm, tác phẩm.

ð Sử dụng câu chốt trang 6 để tóm tắt nội dung HĐ 2.1; kết hợp

ð trình chiếu hình ảnh

– Quan sát, thảo luận nhóm đôi

– Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn

Tìm màu cơ bản có trong lớp

– Giới thiệu hình ảnh, đồ dùng… đã nhìn thấy/đã biết… có màu cơ bản.

– Thảo luận nhóm 6

– Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung

2.2. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 16 phút)

a. Tổ chức HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (tr.7)

– Hướng dẫn HS quan sát các thẻ màu và thảo luận, thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK

– Nhận xét kết quả trò chơi; kích thích HS hứng thú với thực hành.

– Quan sát

– Thảo luận nhóm 3-4

– Trả lời, nhận xét, bổ sung

b. Hướng dẫn HS tìm hiểu sử dụng màu cơ bản trên một số sản phẩm (tr.7).

– Tổ chức Hs quan sát, giao nhiệm vụ thảo luận:

+ Giới thiệu hình ảnh rõ nhất ở mỗi sản phẩm

+ Giới thiệu sản phẩm có nhiều màu vàng/màu đỏ/màu lam.

+ Trên mỗi sản phẩm, màu đỏ, màu vàng, màu lam có ở hình ảnh, chi tiết nào?

– Tóm tắt nội dung thảo luận, chia sẻ của HS; giới thiệu rõ hơn các màu cơ bản sử dụng trên mỗi sản phẩm và gợi nhắc HS:

+ Có thể vẽ hình ảnh yêu thích như: con vật, bông hoa, trái cây, đồ vật, đồ dùng…theo ý thích.

+ Có thể sử dụng nhiều màu vàng hoặc nhiều màu đỏ, nhiều màu lam để vẽ hình ảnh yêu thích và có thể thêm các màu khác.

– Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm tham khảo (tr.8) và giới thiệu các hình ảnh, các màu cơ bản có trong mỗi sản phẩm.

– Quan sát

– Thảo luận nhóm 5-6

– Trả lời, nhận xét/bổ sung

– Lắng nghe

c. Tổ chức HS thực hành và thảo luận

- Giới thiệu thời lượng của bài học và nhiệm vụ thực hành ở tiết 1, gợi mở nội dung tiết 2 của bài học

- Tổ chức Hs ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ cá nhân:

+ Vẽ hình ảnh yêu thích trên trang giấy (hoặc vẽ màu cơ bản vào hình có sẵn trong vở TH, tr.4).

+ Sử dụng nhiều màu đỏ hoặc nhiều màu vàng, nhiều màu lam để vẽ; có thể vẽ thêm các màu khác theo ý thích.

+ Quan sát các bạn trong nhóm, có thể hỏi bạn vẽ hình ảnh gì, màu nào sẽ vẽ nhiều và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn.

- Gợi mở HS có thể: Dùng bút chì hoặc bút màu để vẽ hình ảnh bằng nét và vẽ màu cơ bản, vẽ thêm màu khác cho bức tranh.

- Vi trí ngồi theo nhóm

- Thực hành: tạo sản phẩm cá nhân

- Quan sát, chia sẻ với bạn trong nhóm.

2.3. Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5 phút)

– Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm và giới thiệu, chia sẻ:

+ Hình ảnh thể hiện trên sản phẩm

+ Màu cơ bản nào được vẽ nhiều trên sản phẩm.

+ Muốn vẽ thêm màu nào/hình ảnh gì trên sản phẩm của mình?

+ Sản phẩm của các bạn trong lớp có những hình ảnh gì?...

– Tóm tắt ý kiến của HS; Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận

– Trưng bày sản phẩm, quan sát, chia sẻ cảm nhận

Hoạt động 3. Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2 (khoảng 3’)

– Củng cố nội dung tiết 1

Nhận xét giờ học, hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2: Bảo quản sản phẩm tiết 1 và có thể vẽ hoàn thành bức tranh ở nhà (nếu thích); chuẩn bị đất nặn để thực hành tạo sản phẩm nhóm.

– Gợi mở HS ý tưởng treo sản phẩm ở đâu?

– Lắng nghe

– Quan sát

– Có thể chia sẻ ý tưởng treo bức tranh.

Tiết 2

Hoạt động chủ yếu của GV

HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu tiết 2 (khoảng 3’)

– Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học.

– Tóm tắt chia sẻ của HS, nhắc lại nội dung chính của tiết 1 và giới thiệu nội dung tiết học.

– Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1

Hoạt động 2: Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu nội dung tạo sản phẩm nhóm (khoảng 5’)

– Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm trong vở TH (tr.5) và thảo luận, giới thiệu các hình ảnh có trong mỗi sản phẩm

– Nhận xét kết quả thảo luận của HS; gợi mở nhóm thảo luận lựa chọn hình ảnh để tạo sản phẩm nhóm bằng đất nặn hoặc vẽ, cắt, dán.

– Quan sát, thảo luận nhóm 6-7 HS

– Chia sẻ ý tưởng thực hành thực hành của nhóm

Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm (khoảng 17’)

– Giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm HS: Tạo sản phẩm theo ý thích có các màu cơ bản, bằng cách vẽ, cắt dán hoặc nặn. Có thể sử dụng thêm các màu khác ở sản phẩm.

– Gợi mở các nhóm Hs thực hiện:

+ Thảo luận, lựa chọn hình ảnh: vườn cây, vườn hoa, con vật, trái cây… để tạo sản phẩm nhóm

+ Thảo luận, lựa chọn cách thực hành:

Cách 1: Sử dụng màu vẽ, giấy và cắt dán:

Cá nhân vẽ hình ảnh theo nội dung lựa chọn của nhóm và vẽ màu cơ bản theo ý thích, cắt; các thành viên cùng dán các hình sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm và vẽ thêm chấm, nét, màu cho sản phẩm nhóm

Cách 2: Sử dụng đất nặn:

Cá nhân nặn hình ảnh theo nội dung lựa chọn cả nhóm; các thành viên cùng sắp xếp sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm

– Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học

- Quan sát các nhóm Hs thực hiện nhiệm vụ và gợi mở, hướng dẫn; kết

hợp trao đổi, nêu vấn đề…

– Thực hành nhóm 4 – 6 HS

– Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.

- Lựa chọn cách thích hành theo ý thích.

Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 6’)

– Hướng dẫn HS trưng bày, giới thiệu:

+ Tên sản phẩm, hình thức thực hành; tên các màu cơ bản, màu khác trên sản phẩm của nhóm

+ Thích sản phẩm nhóm nào nhất, vì sao?. ..

– Tóm tắt nội dung giới thiệu của các nhóm.

– Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận.

– Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận

Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị bài 2 (3’)

– Tóm tắt nội dung chính của bài học

– Nhận xét kết quả học tập.

– Hướng dẫn Hs quan sát hình ảnh mục Vận dụng, gợi mở HS giới thiệu các hình ảnh có trong mỗi bức tranh và liên hẹ với các hình ảnh trong đời sống.

– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài Bài 2, trang 10 SGK.

– HS suy nghĩ, trả lời.

– Giới thiệu hình ảnh có trong mỗi bức tranh ở mục Vận dụng (tr.9); liên hệ với cuộc sống xung quanh.

- Lắng nghe

Bài 2: MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

– Nêu được màu đậm, màu nhạt ở đối tượng quan sát và trong thực hành, sáng tạo

– Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và chia sẻ cảm nhận. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu đậm, màu nhạt.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ… thông qua các biểu hiện cụ thể như: Biết chuẩn bị và sử dụng giấy màu, hồ dán để xé, dán tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt; trao đổi, chia sẻ trong học tập...

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm… biểu hiện cụ thể như: Chuẩn bị số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học; thẳng thắn nhận xét sản phẩm, câu trả lời của bạn…

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

2.1. Học sinh: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán…

2.2. Giáo viên: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán, màu vẽ…; hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học.

- GV có thể sưu tầm một số bìa sách truyện thiếu nhi do hoạ sĩ Tạ Thúc Bình minh

hoạ, như: Tấm Cám, Bánh chưng bánh giầy, Con cóc là cậu ông Trời, Thạch Sanh, Thánh Gióng…

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU

3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tế, học tập nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp…

3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, bể cá…

3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết

Tiết 1

- Nhận biết màu đậm, màu nhạt

- Thực hành: Sử dụng giấy màu đậm, màu nhạt để sáng tạo sản phẩm cá nhân bằng cách xé hoặc cắt dán

Tiết 2

- Nhắc lại nội dung tiết 1

- Thực hành: Sáng tạo sản phẩm nhóm theo ý thích bằng cách xé, cắt, dán hoặc nặn, vẽ. (có thể kết hợp sử dụng sản phẩm tiết 1) …

Tiết 1

Nội dung

Hoạt động chủ yếu của GV

HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 3’)

- Kiểm tra sĩ số HS.

- Giới thiệu bài học: Sử dụng bảng màu cơ bản, gợi mở HS giới thiệu màu đậm, màu nhạt theo cảm nhận và liên hệ bài học

- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo

- Quan sát, chia sẻ theo cảm nhận

Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 7’)

a. Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.10)

- Nhắc HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các hình ảnh và đọc tên các màu có ở mỗi hình ảnh?

+ Trong mỗi hình ảnh, màu nào đậm, màu nào nhạt?

- Nhận xét nội dung trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống thực tế (biển có tỉnh thành nào? Quả nho có vị gì, thường trồng ở đâu? Quả bóng chuyền sử dụng như thế nào, góp gì cho sức khỏe…).

- Gợi mở HS quan sát, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi đồ

dùng/đồ vật… có trong lớp

- Quan sát

- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn

b. Sử dụng hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (Tr.11)

- Hình ảnh trong SGK, tr.11

+ Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi sản phẩm

+ Nhận xét câu trả lời, ý kiến nhận xét, bổ sung của HS.

+ Giới thiệu một số thông tin về tác giả, nội dung thể hiện và màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS chỉ ra hình ảnh chính trong mỗi bức tranh.

- Hình ảnh sưu tầm và giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS chỉ ra màu đậm, màu nhạt trên mỗi hình ảnh sản phẩm, tác phẩm.

- Gợi nhắc HS: Có thể tìm thấy màu đậm, màu nhạt ở trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Quan sát

- Thảo luận nhóm 4 – 6 HS.

- Giới thiệu màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh

Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 17’)

Giáo án lớp 2 môn Âm nhạc

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG

TIẾT 1: HỌC HÁT BÀI NGÀY MÙA VUI

- Hoàng Lân -

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Học sinh biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái (Tây Bắc) được đặt lời mới có tiêu đề là bài Ngày mùa vui
  • Gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát
  • Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng

  • Hát đúng giai điệu với tính chất vui tươi, rộn ràng
  • Vỗ tay theo đệm bài hát Ngày mùa vui

b. Năng lực

Năng lực chung: cảm nhận được giai điệu âm nhạc

Năng lực riêng:

  • Đọc, hát rõ lời, thuộc lời bài hát
  • Tự tin, có khả năng kết hợp vận động, biểu diễn

3. Phẩm chất

  • Qua giai điệu, lời ca của bài hát hs thêm yêu quê hương đất nước, trân trọng những gì đang có

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc, cảnh sinh hoạt và trang phục của đồng bào Thái
  • Chép lời ca vào bảng phụ
  • Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe và một vài nhạc cụ gỗ

2. Đối với học sinh: sgk âm nhạc lớp 2, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hỏi hs “Em thích cảnh đẹp nào ở quê hương mình” – Hs trả lời với nhiều ‎y kiến khác nhau

- GV trình bày vấn đề: “Với nhạc sĩ Hoàng Lân, ông ấn tượng với cảnh ngày mùa của người nông dân. “Bài ngày mùa vui” được đặt lời trên một làn điệu dân ca Thái vùng Tây Bắc. Giai điệu bài dân ca này giản dị, vui tươi, trong sáng. Nhạc sĩ Hoàng lân đặt lời mới, nội dung ca ngợi mọi người trong ngày được mùa, thóc vàng đầy sân, ấm no trên khắp bản làng.”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Học hát “Bài ngày mùa vui”

a. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu

b. Nội dung: HS nghe bài hát “Bài ngày mùa vui”

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

NV1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc:

GV bật nhạc bài hát cho HS nghe để cảm nhận HS

NV2: GV tổ chức chức cho HS tìm hiểu về bài hát (tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát...) thông qua các hình thức tổ chức hoạt động: trực quan hình ảnh, tranh ảnh, video...

NV3: GV gợi y hs chia bài hát thành các câu, học hát từng câu

NH4: Hát cả bài với nhạc đệm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

- HS lắng nghe bài hát

- Thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao

- Chia bài hát thành :

Câu 1: Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

Câu 2: Nô nưc trên đường vui thay bõ công bao ngày mong chờ

Câu 3: Hội mùa rộn ràng quê hương ấm no chan hòa yêu thương

Câu 4: Ngày mùa rộn ràng nơi nơi có đâu vui nào vui hơn

Hoạt động 2: Hát và vỗ tay kết hợp với nhạc đệm

a. Mục tiêu: HS thiết cách vỗ tay theo nhịp và phách cho bài hát

b. Nội dung: HS hát và vỗ tay theo nhịp/phách

c. Sản phẩm học tập: HS hát đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Gv hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo nhịp và phách

+ GV đệm, mở beat mp3/đếm nhịp hướng dẫn hs hát đồng ca/top ca/song ca...

+ HS lắng nghe, cảm nhận nhịp/phách

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Cả lớp hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp/phách

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Em thích câu hát nào nhất trong bài hát. Thể hiện câu hát đó cùng với đệm đàn

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:HS chọn 1 câu và thể hiện trước lớp

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm lần lượt hát một câu cùng với đệm đàn

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:HS ngồi tại chỗ và thể hiện theo nhóm cùng đệm đàn của giáo viên

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Chủ đề 3: Đoàn Kết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hát đúng cao độ, trường độ bài Lớp chúng ta đoàn kết. Hát thuộc và rõ lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.

- Nghe và kể lại câu chuyện Thần đồng âm nhạc theo tranh minh hoạ.

- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ.

- Chơi song loan, trai-en-gô và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.

- Cảm nhận được cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo.

- Gắn chặt tình đoàn kết, biết quan tâm, động viên, yêu quý bạn bè, thêm yêu thầy cô và mái trường.

2. Năng lực:

- Biết thể hiện bài hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.

- Nhớ được nội dung câu chuyện Mô-da Thần đồng âm nhạc và biết được 1 danh nhân thế giới: Nhạc sỹ thiên tài Mô- da.

- Bước đầu cảm nhận được bản nhạc, biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của nhạc sĩ MôZa.

- Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao.

- Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Giáo dục học sinh biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo 5 điều Bác Hồ dạy. Biết kính trọng thầy cô giáo, thêm yêu mái trường, quê hương đất nước.

- Yêu thích ca hát và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

* Chuẩn bị của giáo viên:

- Đàn phím điện tử, loa đài, băng đĩa nhạc, thanh phách.

- Chơi đàn và hát tốt bài Lớp chúng ta đoàn kết.

- Tập một số động tác vận động cho bài hát và bản nhạc.

- Video clip, file âm thanh, hình ảnh.

- Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân.

- Thực hành thuần thục các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo.

* Chuẩn bị của học sinh:

- Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô.

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

9

1. Hát: Lớp chúng ta đoàn kết

10

1. Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết

2. Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Thần đồng âm nhạc

11

1. Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to - nhỏ khác nhau

2. Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ

12

1. Nhạc cụ

2. Vận dụng - Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn

Giáo án lớp 2 môn Giáo Dục thể chất

Bài 1: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT HÀNG DỌC THÀNH HAI, BA HÀNG DỌC VÀ NGƯỢC LẠI.

(tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Thực hiện được khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại

3. Địa điểm – phương tiện

- Địa điểm: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.

III. Tiến trình dạy học

Giáo án môn Giáo dục thể chất lớp 2 sách Cánh diềuGiáo án môn Giáo dục thể chất lớp 2 sách Cánh diềuGiáo án môn Giáo dục thể chất lớp 2 sách Cánh diều

Vì Giáo án lớp 2 sách Cánh diều (Đầy đủ cả năm) rất dài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ

Ngoài Giáo án lớp 2 sách Cánh Diều - Đầy đủ các môn trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

19 Tháng tám, 2022