Giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách Cánh Diều (Đầy đủ cả năm)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 18 Tháng tám, 2021

Giáo án lớp 2 theo chương trình mới

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 2 sách Cánh Diều là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 năm học mới, với mẫu nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC (4 tiết)

Bài 1: VUI CHƠI VỚI MÀU (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

– Đọc được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống, trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và trong thực hành, sáng tạo.

– Sử dụng được các màu cơ bản để thực hành, sáng tạo sản phẩm và trao đổi, chia sẻ.

– Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của bạn. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng các màu cơ bản.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, âm nhạc, khoa học (tìm hiểu tự nhiên, xã hội)… được biểu hiện như: Chọn màu cơ bản yêu thích để vẽ hình ảnh trên sản phẩm, Trao đổi, chia sẻ trong học tập; Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống có các màu cơ bản; nghe và hát bài hát về màu sắc…

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đức tính chăm chỉ, trung thực, ý thức tôn trọng được biểu hiện như: Yêu thích vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, đời sống; Tôn trọng ý thích về màu sắc của bạn bè và những người xung quanh; biết chuẩn bị đồ dùng học tập...

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

2.1. Học sinh: SGK, Vở TH; màu vẽ, giấy màu, bút chì.

2.2. Giáo viên: SGK, Vở TH; giấy màu, màu vẽ, bút chì…; hình ảnh/vật thậtliên quan đến nội dung bài học.

Gv có thể sử dụng hình ảnh làng bích họa Tam Thanh (miền Trung) hoặc hình vẽ, trang trí trên tường, hành lang đường phố/đường làng ở địa phương và một số nơi khác để giới thiệu đến HS.

III/ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU

1.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tế, học tập nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp…

1.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp, sơ đồ tư duy…

1.3. Hình thức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết

Tiết 1

- Nhận biết các màu cơ bản

- Thực hành: Vẽ bức tranh về hình ảnh yêu thích bằng các màu cơ bản

Tiết 2

- Nhắc lại nội dung tiết 1

- Thực hành: Tạo sản phẩm có các màu cơ bản bằng cách vẽ, cắt, dán hoặc nặn (cá nhân/nhóm)/Có thể sử dụng sản phẩm của tiết 1 để tạo sản phẩm nhóm.

Tiết 1

Hoạt động chủ yếu của GV

HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài học (khoảng 4’)

– Kiểm tra sĩ số HS

– Tổ chức Hs nghe (hoặc cùng hát) bài hát: Màu hoa (nhạc và lời của Hoàng Văn Yến); gợi mở HS kể tên màu sắc được nhắc trong bài hát; liên hệ giới thiệu bài học.

- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo Gv

- Nghe và hát bài hát

Hoạt động 2: Tổ chức HS tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ (khoảng 28’)

2.1. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 7 phút)

a. Sử dụng hình ảnh Tr.5.

– Hướng dẫn HS quan sát và thảo luận: Kể tên các đồ dùng và đọc tên các màu

– Nhận xét câu trả lời, nhận xét, bổ sung của HS; nêu vấn đề, kích thích HS tìm những đồ dùng, đồ vật ở trong lớp có các màu: đỏ, vàng, lam

– Gợi nhắc HS: Các màu: đỏ, vàng, lam (xanh lam) là những màu cơ bản; kết hợp hướng dẫn HS xem thêm trang 81, Sgk và giải thích thêm về đặc điểm màu cơ bản.

b. Sử dụng hình ảnh bắp ngô, cánh diều, cái ô/dù (trang 6)

– Hướng dẫn HS quan sát, giao nhiệm vụ:

+ Đọc tên mỗi hình ảnh

+ Giới thiệu màu cơ bản có trên mỗi hình ảnh

+ Chia sẻ điều biết được về mỗi hình ảnh, ví dụ: Em đã biết các hình ảnh này chưa? Hoặc đã thấy ở đâu? Sử dụng để làm gì?...

– Tóm tắt chia sẻ của HS, giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống.

– Gợi mở HS kể thêm hình ảnh/đồ dùng đã biết có các màu cơ bản.

c . Giới thiệu tác phẩm mĩ thuật (tr.6)

– Hướng dẫn HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Đọc tên một số màu có ở tác phẩm

+ Kể tên chi tiết/hình ảnh có màu cơ bản

– Tóm tắt những chia sẻ của HS, giới thiệu tên tác giả và các màu sắc có trên tác phẩm.

– Giới thiệu thêm một số sản phẩm trong Vở TH, tác phẩm sưu tầm; gợi mở HS chỉ ra màu cơ bản ở sản phẩm, tác phẩm.

ð Sử dụng câu chốt trang 6 để tóm tắt nội dung HĐ 2.1; kết hợp

ð trình chiếu hình ảnh

– Quan sát, thảo luận nhóm đôi

– Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn

Tìm màu cơ bản có trong lớp

– Giới thiệu hình ảnh, đồ dùng… đã nhìn thấy/đã biết… có màu cơ bản.

– Thảo luận nhóm 6

– Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung

2.2. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 16 phút)

a. Tổ chức HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (tr.7)

– Hướng dẫn HS quan sát các thẻ màu và thảo luận, thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK

– Nhận xét kết quả trò chơi; kích thích HS hứng thú với thực hành.

– Quan sát

– Thảo luận nhóm 3-4

– Trả lời, nhận xét, bổ sung

b. Hướng dẫn HS tìm hiểu sử dụng màu cơ bản trên một số sản phẩm (tr.7).

– Tổ chức Hs quan sát, giao nhiệm vụ thảo luận:

+ Giới thiệu hình ảnh rõ nhất ở mỗi sản phẩm

+ Giới thiệu sản phẩm có nhiều màu vàng/màu đỏ/màu lam.

+ Trên mỗi sản phẩm, màu đỏ, màu vàng, màu lam có ở hình ảnh, chi tiết nào?

– Tóm tắt nội dung thảo luận, chia sẻ của HS; giới thiệu rõ hơn các màu cơ bản sử dụng trên mỗi sản phẩm và gợi nhắc HS:

+ Có thể vẽ hình ảnh yêu thích như: con vật, bông hoa, trái cây, đồ vật, đồ dùng…theo ý thích.

+ Có thể sử dụng nhiều màu vàng hoặc nhiều màu đỏ, nhiều màu lam để vẽ hình ảnh yêu thích và có thể thêm các màu khác.

– Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm tham khảo (tr.8) và giới thiệu các hình ảnh, các màu cơ bản có trong mỗi sản phẩm.

– Quan sát

– Thảo luận nhóm 5-6

– Trả lời, nhận xét/bổ sung

– Lắng nghe

c. Tổ chức HS thực hành và thảo luận

- Giới thiệu thời lượng của bài học và nhiệm vụ thực hành ở tiết 1, gợi mở nội dung tiết 2 của bài học

- Tổ chức Hs ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ cá nhân:

+ Vẽ hình ảnh yêu thích trên trang giấy (hoặc vẽ màu cơ bản vào hình có sẵn trong vở TH, tr.4).

+ Sử dụng nhiều màu đỏ hoặc nhiều màu vàng, nhiều màu lam để vẽ; có thể vẽ thêm các màu khác theo ý thích.

+ Quan sát các bạn trong nhóm, có thể hỏi bạn vẽ hình ảnh gì, màu nào sẽ vẽ nhiều và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn.

- Gợi mở HS có thể: Dùng bút chì hoặc bút màu để vẽ hình ảnh bằng nét và vẽ màu cơ bản, vẽ thêm màu khác cho bức tranh.

- Vi trí ngồi theo nhóm

- Thực hành: tạo sản phẩm cá nhân

- Quan sát, chia sẻ với bạn trong nhóm.

2.3. Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5 phút)

– Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm và giới thiệu, chia sẻ:

+ Hình ảnh thể hiện trên sản phẩm

+ Màu cơ bản nào được vẽ nhiều trên sản phẩm.

+ Muốn vẽ thêm màu nào/hình ảnh gì trên sản phẩm của mình?

+ Sản phẩm của các bạn trong lớp có những hình ảnh gì?...

– Tóm tắt ý kiến của HS; Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận

– Trưng bày sản phẩm, quan sát, chia sẻ cảm nhận

Hoạt động 3. Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2 (khoảng 3’)

– Củng cố nội dung tiết 1

Nhận xét giờ học, hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2: Bảo quản sản phẩm tiết 1 và có thể vẽ hoàn thành bức tranh ở nhà (nếu thích); chuẩn bị đất nặn để thực hành tạo sản phẩm nhóm.

– Gợi mở HS ý tưởng treo sản phẩm ở đâu?

– Lắng nghe

– Quan sát

– Có thể chia sẻ ý tưởng treo bức tranh.

Tiết 2

Hoạt động chủ yếu của GV

HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu tiết 2 (khoảng 3’)

– Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học.

– Tóm tắt chia sẻ của HS, nhắc lại nội dung chính của tiết 1 và giới thiệu nội dung tiết học.

– Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1

Hoạt động 2: Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu nội dung tạo sản phẩm nhóm (khoảng 5’)

– Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm trong vở TH (tr.5) và thảo luận, giới thiệu các hình ảnh có trong mỗi sản phẩm

– Nhận xét kết quả thảo luận của HS; gợi mở nhóm thảo luận lựa chọn hình ảnh để tạo sản phẩm nhóm bằng đất nặn hoặc vẽ, cắt, dán.

– Quan sát, thảo luận nhóm 6-7 HS

– Chia sẻ ý tưởng thực hành thực hành của nhóm

Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm (khoảng 17’)

– Giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm HS: Tạo sản phẩm theo ý thích có các màu cơ bản, bằng cách vẽ, cắt dán hoặc nặn. Có thể sử dụng thêm các màu khác ở sản phẩm.

– Gợi mở các nhóm Hs thực hiện:

+ Thảo luận, lựa chọn hình ảnh: vườn cây, vườn hoa, con vật, trái cây… để tạo sản phẩm nhóm

+ Thảo luận, lựa chọn cách thực hành:

Cách 1: Sử dụng màu vẽ, giấy và cắt dán:

Cá nhân vẽ hình ảnh theo nội dung lựa chọn của nhóm và vẽ màu cơ bản theo ý thích, cắt; các thành viên cùng dán các hình sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm và vẽ thêm chấm, nét, màu cho sản phẩm nhóm

Cách 2: Sử dụng đất nặn:

Cá nhân nặn hình ảnh theo nội dung lựa chọn cả nhóm; các thành viên cùng sắp xếp sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm

– Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học

- Quan sát các nhóm Hs thực hiện nhiệm vụ và gợi mở, hướng dẫn; kết

hợp trao đổi, nêu vấn đề…

– Thực hành nhóm 4 – 6 HS

– Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.

- Lựa chọn cách thích hành theo ý thích.

Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 6’)

– Hướng dẫn HS trưng bày, giới thiệu:

+ Tên sản phẩm, hình thức thực hành; tên các màu cơ bản, màu khác trên sản phẩm của nhóm

+ Thích sản phẩm nhóm nào nhất, vì sao?. ..

– Tóm tắt nội dung giới thiệu của các nhóm.

– Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận.

– Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận

Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị bài 2 (3’)

– Tóm tắt nội dung chính của bài học

– Nhận xét kết quả học tập.

– Hướng dẫn Hs quan sát hình ảnh mục Vận dụng, gợi mở HS giới thiệu các hình ảnh có trong mỗi bức tranh và liên hẹ với các hình ảnh trong đời sống.

– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài Bài 2, trang 10 SGK.

– HS suy nghĩ, trả lời.

– Giới thiệu hình ảnh có trong mỗi bức tranh ở mục Vận dụng (tr.9); liên hệ với cuộc sống xung quanh.

- Lắng nghe

Bài 2: MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

– Nêu được màu đậm, màu nhạt ở đối tượng quan sát và trong thực hành, sáng tạo

– Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và chia sẻ cảm nhận. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu đậm, màu nhạt.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ… thông qua các biểu hiện cụ thể như: Biết chuẩn bị và sử dụng giấy màu, hồ dán để xé, dán tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt; trao đổi, chia sẻ trong học tập...

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm… biểu hiện cụ thể như: Chuẩn bị số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học; thẳng thắn nhận xét sản phẩm, câu trả lời của bạn…

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

2.1. Học sinh: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán…

2.2. Giáo viên: Vở thực hành; giấy màu, hồ dán, màu vẽ…; hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học.

- GV có thể sưu tầm một số bìa sách truyện thiếu nhi do hoạ sĩ Tạ Thúc Bình minh

hoạ, như: Tấm Cám, Bánh chưng bánh giầy, Con cóc là cậu ông Trời, Thạch Sanh, Thánh Gióng…

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU

3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, liên hệ thực tế, học tập nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp…

3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, bể cá…

3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết

Tiết 1

- Nhận biết màu đậm, màu nhạt

- Thực hành: Sử dụng giấy màu đậm, màu nhạt để sáng tạo sản phẩm cá nhân bằng cách xé hoặc cắt dán

Tiết 2

- Nhắc lại nội dung tiết 1

- Thực hành: Sáng tạo sản phẩm nhóm theo ý thích bằng cách xé, cắt, dán hoặc nặn, vẽ. (có thể kết hợp sử dụng sản phẩm tiết 1) …

Tiết 1

Nội dung

Hoạt động chủ yếu của GV

HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 3’)

- Kiểm tra sĩ số HS.

- Giới thiệu bài học: Sử dụng bảng màu cơ bản, gợi mở HS giới thiệu màu đậm, màu nhạt theo cảm nhận và liên hệ bài học

- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo

- Quan sát, chia sẻ theo cảm nhận

Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 7’)

a. Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.10)

- Nhắc HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các hình ảnh và đọc tên các màu có ở mỗi hình ảnh?

+ Trong mỗi hình ảnh, màu nào đậm, màu nào nhạt?

- Nhận xét nội dung trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống thực tế (biển có tỉnh thành nào? Quả nho có vị gì, thường trồng ở đâu? Quả bóng chuyền sử dụng như thế nào, góp gì cho sức khỏe…).

- Gợi mở HS quan sát, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi đồ

dùng/đồ vật… có trong lớp

- Quan sát

- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn

b. Sử dụng hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (Tr.11)

- Hình ảnh trong SGK, tr.11

+ Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi sản phẩm

+ Nhận xét câu trả lời, ý kiến nhận xét, bổ sung của HS.

+ Giới thiệu một số thông tin về tác giả, nội dung thể hiện và màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS chỉ ra hình ảnh chính trong mỗi bức tranh.

- Hình ảnh sưu tầm và giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS chỉ ra màu đậm, màu nhạt trên mỗi hình ảnh sản phẩm, tác phẩm.

- Gợi nhắc HS: Có thể tìm thấy màu đậm, màu nhạt ở trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Quan sát

- Thảo luận nhóm 4 – 6 HS.

- Giới thiệu màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh

Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 17’)

CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO VỚI NÉT ( 4 TIẾT)

BÀI 3: CÙNG HỌC VUI VỚI NÉT (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Tạo được nét bằng các chất liệu khác nhau và sáng tạo sản phẩm

- Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số lực đặc thù như: biết được nhiều sản phẩm trong đời sống có biểu hiện kiểu nét khác nhau và được tạo bằng những nguyên vật liệu như mây, tre, sắt, thép...

- Năng lực mĩ thuật:

+ Nêu được cách tạo nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau.

+ Tạo được nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau; biết vận dụng nét tạo được để tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

+ Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của nhóm, của bạn. Bước đầu thấy được sự đa dạng của chất liệu sử dụng để tạo các kiểu nét và vận dụng nét để sáng tạo sản phẩm phục vụ cuộc sống.

3. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: Thân ái, trung thực, đức tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm, được biểu hiện như: thử nghiệm cách tạo nết từ một số chất liệu, vật liệu khác nhau để vận dụng tạo sản phẩm, giữ vệ sinh cá nhân và lớp học trong và sau khi thực hành.

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

1. Học sinh: SGK, Vở thực hành, giấy màu, màu vẽ, hồ dán, kéo

2. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy màu, bút viết bảng hoặc màu dạ,kéo, bút chì...

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vài bài mới

b. Cách thức tiến hành:

+ Kiểm tra sĩ số HS; gợi mở HS chia sẻ sự chuẩn bị bài học.

+ Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài. Ví dụ:

- GV sử dụng trò chơi: “Thử tài của bạn".

Chuẩn bị:

+ Ba sản phẩm mĩ thuật (nguyên bản hoặc ảnh), trên mỗi sản phẩm thể hiện hình ảnh (đơn giản) được tạo bởi các nét: nét bằng bút màu, nét bằng giấy, nét bằng đất nặn. Trước khi trò chơi bắt đầu, các sản phẩm này trưng bày trên bảng.

+ Hai bộ thẻ học tập (tương ứng với hai nhóm tham gia chơi), mỗi bộ có ba thẻ (tương ứng với ba thành viên tham gia chơi). Các thẻ này cần sử dụng màu sắc (hoặc biểu tượng thể đánh dấu nhóm 1, nhóm 2 cho một mặt thẻ; mặt thẻ còn lại, theo cặp đôi viết cùng tên một chất liệu (màu vẽ, giấy, đất nặn).

- Mỗi đội cho nhận ba thẻ cũng màu (hoặc biểu tượng) sản phẩm đã chuẩn bị và tà trưng bày trên bảng.

- Nhiệm vụ của nhóm HS: Gắn thẻ học tập phù hợp với mỗi sản phẩm

- Thời gian: 2 phút

- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng thành viên cầm thẻ gắn úp mặt thẻ có ghi tên chất liệu vào bên cạnh sản phẩm mà thành viên cho là phủ hợp. Kết thúc thời gian chơi, người quản trò lật các thể ở mỗi nhóm.

- GV liên hệ giới thiệu nội dung bài học.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: HS biết tạo một số nét cơ bản

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

* Sử dụng hình ảnh cách tạo nét (tr.15) c

- GV tổ chức HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK.

- GV nhận xét trả lời của HS, kết hợp giới thiệu và thị phạm minh hoạ thao tác tạo nét, gọi một số HS cùng tham gia.

* Sử dụng hình ảnh cửa số và cầu tre (tr.16)

- GV giới thiệu hoặc gợi mở HS nêu tên mỗi hình ảnh và giao nhiệm vụ:

+ Quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK.

+ Chia sẻ điều biết được về mỗi hình ảnh.

- GV kết hợp chia sẻ của HS, giới thiệu thêm một số thông tin về mỗi hình ảnh và liên hệ những chi tiết cụ thể với một số kiểu nét

+ Cửa sổ: Khung làm bằng gỗ, các hoa văn của ô cửa làm bằng các thanh sắt và lược tạo hình giống các kiểu nét: tháng đứng, tháng ngang, tháng xiêm, xoăn ốc, giới thiệu thêm kĩ thuật tạo hoa văn từ các thanh sắt)

+ Cầu tre: bắc trên dòng sông, giúp mọi người di chuyển từ bờ bên này sang bờ bên kia. Cầu được làm bằng thần của một số loại cây như: cây tre, cây trúc, cây thân gỗ... Những cây tre, cây trúc làm chân cầu giống các nét xiên trái, xiên phải cây tre, cây trúc, cây thân gỗ làm mặt cầu để đi và tay vịn ngang, nét cong... giống kiểu nét thẳng

- GV gợi mở HS chia sẻ những gì đã nhìn thấy ở xung quanh (trong lớp, sân trường, cổng trường, trên đường đi học...), có hình ảnh/chi tiết giống một số kiểu nét đã biết; kết hợp giới thiệu thêm một số hình ảnh như: cổng trường, dụng cụ thể thao, hàng rào, xe đạp...

Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- GV gợi ý cho HS trình bày các câu hỏi

- GV tuyên dương, khuyến khích HS xung phong phát biểu

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, sơ đồ tư duy tóm tắt và chốt nội dung

Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo

a. Mục tiêu: HS tạo được nét bằng các chất liệu khác nhau và sáng tạo sản phẩm

b. Cách thức tiến hành

Bước 1: Hoạt động cả lớp

* Hướng dẫn cách tạo nét (tr.16)

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.

- GV nhận xét câu trả lời của HS, kết hợp thị phạm minh hoạ và hướng dẫn, gợi mở một số cách tạo nét

+ Tạo nét từ đất nặn:

Bước 1: Đặt đất nặn lên mặt phẳng (giấy, bảng,...) và dùng con lăn làm dẹt mỏng khỏi đất nặn. Lưu ý HS: Tạo độ mỏng của đất nặn vừa phải vì nếu dàn đất nặn mỏng quá sẽ dính vào mặt giấy/bảng,... và khi cầm nét đất năm lên dễ bị đứt từng đoạn.

Bước 2: Dùng công cụ cắt đất nặn, cắt tạo nét to, nhỏ, dài, ngắn. GV gọi mở HS cách tạo nét to, nhỏ, dài, ngắn, bằng thao tác lăn dọc (liên hệ với hình ảnh ở tr.15).

Bước 3: Cầm nét đất nặn vừa cắt lên, đặt vào vị trí khác (rộng hơn) và tạo kiểu ng theo ý thích. Hoặc tạo kiểu nét theo ý thích từ nét thẳng tạo được bằng thao tác lăn dọc

+ Tạo nét từ bìa giấy:

Bước 1: Chọn bìa giấy theo ý thích (cong, thăng). Vẽ màu goát/ màu nước lên cạnh của bìa giấy (hoặc công cụ, vật liệu khác có cạnh giống dạng nét thẳng, cong...).

Bước 2: Đặt cạnh của bìa giấy/vật liệu, đồ dùng, đã tôi vẽ màu lên bề mặt giấy và ẩn tay mạnh một chút, giữ khoảng vài giây để màu thấm đều xuống mặt giấy.

Bước 3: Nhắc miếng bia vật liệu, đồ dùng, ra khỏi giấy sẽ thấy xuất hiện nét trên mặt giấy.

- GV tổ chức HS tập/ trải nghiệm cách tạo nét

* Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập thảo luận, trao đổi:

- HS tạo sản phẩm cá nhân (hoặc tạo sản phẩm cặp/nhóm).

+ GV giao nhiệm vụ cho HS: Tham khảo các sản phẩm được giới thiệu trong SGK, Vở thực hành và vận dụng cách tạo nét yêu thích để tạo sản phẩm.

+ GV lưu ý thêm về cách “tạo sản phẩm với nét từ giấy màu” (tr. 17)

+ GV nhắc HS: Kết hợp thực hành với quan sát các bạn trong nhóm và trao đổi, đặt câu hỏi với bạn hoặc tham khảo ý kiến của bạn để thực hành.

+ GV gợi mở HS liên hệ sử dụng sản phẩm: làm khăn giấy trang trí, sử dụng để đặt đồ vật (cốc, lỉ, lọ hoa,...) trên sản phẩm khăn giấy, dân xâu các sản phẩm với nhau tạo dây hoa dây xích trang trí,...

- GV hướng dẫn HS tạo nhóm: Nhóm HS thảo luận, thống nhất chọn nội dung, hình thức, chất liệu vật liệu và cách tạo niết để cùng tạo sản phẩm.

+ GV giới thiệu thêm sản phẩm sưu tầm (nếu có), giúp HS có thêm hình ảnh tham khảo

Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động nhóm

- GV trình chiếu các hình ảnh giúp HS dễ quan sát

- GV hướng dẫn, quan sát giúp đỡ HS trong quá trình học tập

Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm

b. Cách thức tiến hành

- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm: GV tổ chức, gợi mở, hướng dẫn HS trưng bày theo nhóm hoặc theo nội dung thể hiện, chất liệu, hình thức, cách tạo nét...

- Tổ chức HS nhận xét, chia sẻ cảm nhận: GV vận dụng các nội dung sau:

+ Tham khảo gợi ý trong SGK.

+ Căn cứ vào quá trình thực hành, thảo luận và sản phẩm cụ thể của cá nhân nhóm HS để gợi ý nội dung trao đổi, thảo luận, nhận xét,

+ Gợi mở HS nhớ lại cách tạo sản phẩm, liên hệ sản phẩm với thực tiễn.

- GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS, nhận xét ý thức học tập, kết quả thực hành

LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS: GV yêu cầu mỗi HS tạo các nét bất kì từ giấy thủ công và đất nặn

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.

VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh giới thiệu (tr. 18), gợi mở HS

Bước 2: Hoạt động cá nhân

+ GV khuyến khích HS tạo thêm sản phẩm khác bằng cách tạo nét yêu thích.

- GV gợi mở, hướng dẫn (hoặc thi phạm minh hoạ) cách tạo các sản phẩm:

+ Sản phẩm “In hoa" của Bảo Anh

+ Sản phẩm "Chú mèo của em" của Minh Khôi, Kiểu Trung

+ Sản phẩm "Hoa hồng" của Thu An

- GV tổng kết bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị bài tiếp theo

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

- HS tham gia tạo nét cùng GV

- HS chú y, trả lời câu hỏi

- HS chu y lắng nghe, quan sát

- HS trình bày câu trả lời

- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tạo ra các nét khác nhau bằng đất nặn và bìa giấy

- HS quan sát GV làm mẫu và làm theo

- HS quan sát GV và làm theo

- HS thảo luận, trao đổi trong thực hành

- HS tạo sản phẩm nhóm

- HS chú y và lắng nghe GV hướng dẫn

- HS nhận xét, chia sẻ cảm nhận

- HS thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh

- HS chú y quan sát, lắng nghe

Mĩ thuật 2 gồm 7 chủ đề, mỗi chủ đề có từ 2 đến 4 bài học. Sách sẽ giúp các em trải nghiệm và khám phá các hoạt động: vẽ tranh, in tranh, tạo hình với đất nặn, làm thủ công, trang trí đồ vật và nhiều hoạt động khác. Mỗi bài học trong sách, các em được quan sát, tìm hiểu, thực hành, thảo luận và cảm nhận; chia sẻ những điều mới mẻ về mĩ thuật, những điều đã biết trong cuộc sống và các môn học khác.

Vì tài liệu rất dài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ cả năm (173 trang)

Ngoài Giáo án môn Mĩ thuật lớp 2 sách Cánh Diều trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

18 Tháng tám, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!