Giáo án Đạo Đức lớp 2 sách Cánh Diều (Đầy đủ cả năm)

Admin
Admin 18 Tháng tám, 2021

Giáo án Đạo Đức lớp 2 sách Cánh Diều

Giáo án môn Đạo Đức lớp 2 sách Cánh Diều là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 năm 2021 - 2022, với mẫu nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Trường Tiểu học ……………………

Giáo viên: …………………………….

Lớp : 2…..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Đạo đức – Tuần 1

Ngày …... tháng …….năm ……

Chủ đề: Quý trọng thời gian

Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu được một số biểu hiện của quý trọng thời gian.

- Thông qua hoạt động, HS biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian; biết lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

Ii. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai

2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm đồ vật chỉ thời gian”

*Cách chơi: Cả lớp cùng quan sát tranh 4 trong SGK trong 1 phút, bạn HS nào tìm được nhiều vật chỉ thời gian trong tranh nhất sẽ là người chiến thắng. HS viết đáp án vào tờ giấy nháp.

- GV cho HS nêu các đồ vật chỉ thời gian quan sát được

- Hỏi: Ngoài những vật đó, còn những vật nào khác chỉ thời gian mà em biết.

- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.

HS tham gia chơi: Quan sát tranh và ghi tên các đồ vật chỉ thời gian trong tranh: đồng hồ điện tử, lịch, đồng hồ cát,…

2-3 HS nêu

Nhiều HS kể

HS lắng nghe

15’

2. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện theo tranh “Chuyện bạn Bi” và trả lời câu hỏi:

+ Khi mọi người làm việc, bạn Bi có thói quen gì?

+ Thói quen đó đã dẫn đến điều gì?

+ Em rút ra được điều gì từ câu chuyện trên?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Kể chuyện, to, rõ ràng và cuốn hút, thể hiện đúng nhân vật

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV mời một nhóm HS kể lại câu chuyện

- GV kể lại câu chuyện cuốn hút, truyền cảm

- GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như:

+ Mẹ sẽ cảm thấy thế nào khi đến giờ dậy để chuẩn bị ra ga tàu về thăm bà mà Bi vẫn nằm trên giường và xin thêm thời gian để ngủ?

+ Theo em, bố Bi đứng đợi bạn Bi đi giày cảm thấy như thế nào?

+ Tại ga tàu, chuyện gì đã xảy ra? Bạn Bi cảm thấy thế nào?

+ Nếu em là người chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói gì hoặc làm gì? Vì sao?).

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

-HS làm việc nhóm 4, kể lại câu chuyện: Chuyện bạn Bi:

Vào buổi sáng, mẹ vào phòng gọi Bi:

- Dậy đi Bi.

- Cho con nằm thêm một phút nữa thôi. Bi nằm trên giường uể oải nói.

Lát sau, Bi dậy vệ sinh cá nhân, thay quần áo rồi ngồi vào bàn ăn sáng. Cả nhà đã xong xuôi, nhưng Bi vẫn chưa ăn xong. Mẹ nhắc nhở:

- Muộn giờ rồi con.

- Bi nhăn nhó đáp: Đợi con thêm chút ạ.

Bố lại nhắc nhở Bi thêm: Nhanh lên con! Sắp đến giờ tàu chaỵ rồi.

Bi vừa đi giày vừa nói: Bố đợi con chút nữa thôi.

Hai bố con đến ga tàu, nhưng bác bảo vệ nói: Tàu vừa chạy rồi anh ạ.

- Bố buồn rầu nói: Vậy là lỡ chuyến tàu về quê thăm bà rồi.

- Bi ân hận đáp: Con xin lỗi ạ.

- HS lắng nghe

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân:

Ví dụ:

+ Khi làm mọi việc, Bi có thói quen nói bố mẹ đợi mình một lát.

+ Thói quen đó đã làm cho hai bố con bị lỡ chuyến tàu về quê thăm bà.

+ Qua câu chuyện trên, em thấy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần biết quý trọng thời gian, lãng phí từng phút có thể làm cho chúng ta không hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra.

+ …..

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS lắng nghe

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 6 để biết một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian và trả lời câu hỏi:

+ Bạn trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Việc làm đó mang lại tác dụng gì?

+ Em còn biết những biểu hiện của quý trọng thời gian nào khác?

- GV hướng dẫn: Đối với các em, một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,...

- GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- 1 -2 HS nêu ý kiến/ câu hỏi:

+ Các bạn làm việc theo dự kiến, không để lại làm sau.

+ Việc làm đó thể hiện các bạn biết sử dụng thời gian hợp lí, giờ nào việc nấy.

+ Việc đó cho thấy các bạn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

+ Những biểu hiện của quý trọng thời gian là học bài đúng giờ buổi tối, đi ngủ đúng giờ,….

- HS lắng nghe

- HS làm cá nhân

- 2-3 HS chia sẻ thời gian biểu ngày nghỉ của mình: Ví dụ: Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,...

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,...

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

3’

3. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

GV hỏi:

+ Nêu 2 việc của em thể hiện em biết quý trọng thời gian.

+ Quý trọng thời gian mang lại lợi ích gì?

GV nhận xét, đánh giá tiết học

2-3 HS nêu

HS lắng nghe

Trường Tiểu học ……………………

Giáo viên: …………………………….

Lớp : 2…..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Đạo đức – Tuần 2

Ngày …... tháng …….năm ……

Chủ đề: Quý trọng thời gian

Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- HS nêu được những tác dụng của quý trọng thời gian

- HS chỉ ra các tác hại của việc không quý trọng thời gian.

- HS nêu được các cách sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai

2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

6’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm đồ vật chỉ thời gian”

*Cách chơi: Cả lớp cùng quan sát tranh 4 trong SGK trong 1 phút, bạn HS nào tìm được nhiều vật chỉ thời gian trong tranh nhất sẽ là người chiến thắng. HS viết đáp án vào tờ giấy nháp.

- GV cho HS nêu các đồ vật chỉ thời gian quan sát được

- Hỏi: Ngoài những vật đó, còn những vật nào khác chỉ thời gian mà em biết.

- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.

HS tham gia chơi: Quan sát tranh và ghi tên các đồ vật chỉ thời gian trong tranh: đồng hồ điện tử, lịch, đồng hồ cát,…

2-3 HS nêu

Nhiều HS kể

HS lắng nghe

12’

2. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự cần thiết phải quý trọng thời gian

Mục tiêu:

- HS nêu được những tác dụng của quý trọng thời gian

- HS chỉ ra các tác hại của việc không quý trọng thời gian.

GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS thảo luận nhóm 4” và trả lời câu hỏi:

+ Quý trọng thời gian mang lại lợi ích gì cho bản thân và mị người?

+ Việc không quý trọng thời gian dẫn đến điều gì?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

- GV tổng kết và kết luận:

+ Quý trọng thời gian mang lại lợi ích: Giúp chúng ta sắp xếp, thực hiện được các công việc trong sinh hoạt, học tập, vui chơi có kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, tiết kiệm được thời gian để làm các việc hữu ích khác.

+ Hậu quả của việc không quý trọng thời gian: Các nhiệm vụ, kế hoạch trong học tập, cuộc sống hàng ngày, vui chơi không được thực hiện, và thực hiện một cách không khoa học, không hợp lí.

- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.

- 2-3 nhóm trả lời/ 1 câu hỏi.

- Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

- HS lắng nghe

15’

Hoạt động 2: Thảo luận về cách sử dụng thời gian hợp lí

Mục tiêu:

HS nêu được các cách sử dụng thời gian hợp lí.

GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS thảo luận nhóm 4” và trả lời câu hỏi:

+ Bạn nhỏ trong tranh làm điều gì?

+ Những việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Em còn biết cách nào khác để sử dụng thời gian hợp lí ?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

- GV tổng kết và kết luận:

Việc sử dụng thời gian hợp lí có nhiều cách thức khác nhau, cần lựa chọn cách thức phù hợp, thuận tiện với hoàn cảnh sao cho thời gian được sử dụng hợp lí đem lại hiệu quả công việc cao nhất.

- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.

Ví dụ:

+ Tranh 1: Xây dựng thời gian biểu.

+ Tranh 2: Đặt đồng hồ báo thức.

+ Tranh 3: Đánh dấu việc quan trọng trên lịch

+ Tranh 4: Nghi lại những việc vần làm vào giấy nhớ và dán vào chỗ dễ nhận biết để thực hiện.

+ Những việc làm đó thể hiện bạn nhỏ biết lập thời gian biểu và làm việc khoa học, biết quý trọng thời gian.

+…

- 2-3 nhóm trả lời/ 1 câu hỏi.

- Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

- HS lắng nghe

3’

3. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

GV hỏi:

+ Quý trọng thời gian mang lại lợi ích gì?

GV nhận xét, đánh giá tiết học

2-3 HS nêu

HS lắng nghe

Ttrường Tiểu học ……………………

Giáo viên: …………………………….

Lớp : 2…..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Đạo đức – Tuần 3

Ngày …... tháng …….năm ……

Chủ đề: Quý trọng thời gian

Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết sắp xếp công việc theo trình tự hợp lí.

- Đóng vai, xử lí tình huống để biết cách sắp xếp công việc hợp lí theo thời gian.

- Lập thời gian biểu trong ngày cá nhân hợp lí.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Lập thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo đó.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai, Phiếu bài tập,..

2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS hát múa theo nhạc: Đồng hồ tích tắc.

- GV đánh giá, giới thiệu bài.

HS múa hát theo nhạc

HS lắng nghe

8’

2. Luyện tập

Hoạt động 1: Sắp xếp các tranh theo thức tự hợp lí

*Mục tiêu: HS biết sắp xếp công việc theo thời gian sao cho hợp lí.

- GV cho HS đọc bài 1

- GV cho HS thảo luận nhóm 2, sắp xếp các tranh theo trình tự thời gian cho hợp lí.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày các sắp xếp đúng.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- HS đọc, xác định YC bài

- HS thảo luận nhóm đôi và sắp xếp theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét.

VD: Tranh 4-6-1-2-5-3.

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS lắng nghe

Vì tài liệu rất dài, TimDapAnchỉ show một số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ

Ngoài Giáo án môn Đạo Đức lớp 2 sách Cánh Diều trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.


Giáo án mới nhất