Giáo án lớp 1 - Tuần 28

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án lớp 1 - Tuần 28

Giáo án lớp 1 - Tuần 28 được Thư viện Giáo án - Bài giảng Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Hy vọng, đây là bộ tài liệu tham khảo hữu ích cho việc soạn bài của các thầy cô. Chúc các thầy cô có tiết học hay!

Giáo án lớp 1 - Tuần 27

Giáo án lớp 1 - Tuần 29

Giáo án lớp 1 - Tuần 32

TUẦN 28

Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2017

Đạo đức:

CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài dạy:

a/ Kiến thức: Học sinh nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.

b/ Kĩ năng: Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.

c/ Thái độ: HS có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.

II. Chuẩn bị:

- Vở bài tập Đạo đức 1.

- Điều 2 công ước Quốc tế về quyền trẻ em.

- Bài hát: “Con chim vành khuyên” (Hoàng Vân)

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. KTBC:

+ Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi?

+ Vì sao cần nói lời cám ơn, lời xin lỗi?

- GV nhận xét

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài ghi tựa.

* Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” bài tập 1:

- Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.

- Giáo viên nêu ra các tình huống dưới dạng các câu hỏi để học sinh xử lý tình huống:

+ Khi gặp nhau (bạn với bạn, học trò với thầy cô giáo, với người lớn tuổi) …

+ Khi chia tay nhau …

* Hoạt động 2: Thảo luận lớp:

Nội dung thảo luận:

1. Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?

2. Em cảm thấy như thế nào khi:

a. Được người khác chào hỏi?

b. Em chào họ và được đáp lại?

c. Em chào bạn nhưng bạn cố tình không đáp lại?

Gọi đại diện nhóm trình bày.

GV kết luận:

+ Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.

+ Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

3. Củng cố: Hỏi tên bài.

Nhận xét, tuyên dương.

4. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết sau.

Thực hiện nói lời chào hỏi và tạm biệt đúng lúc.

- 2 HS trả lời 2 câu hỏi trên.

- Học sinh đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau thành từng đôi một.

- Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi.

- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các câu hỏi.

1. Khác nhau, do đối tượng khi gặp gỡ khác nhau nên cách chào hỏi khác nhau.

2. Tự hào, vinh dự.

Thoải mái, vui vẻ.

Bực tức, khó chịu.

Trình bày trước lớp ý kiến của mình.

Học sinh lắng nghe và nhắc lại.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!