Giáo án lớp 1 Tuần 14 sách Cánh Diều

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án lớp 1 - Tuần 14

Giáo án lớp 1 Tuần 14 sách Cánh Diều là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

Thực hiện từ ngày 07. 12. 2020 đến ngày 11. 12. 2020

Sáng:

Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ - CHỦ ĐỀ BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN

TẬP LÀM CHỦ BỘ ĐỘI

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Thực hiện được một số động tác đội hình, đội ngũ; có tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát như chú bộ đội.

- Có tình cảm kính trọng, biết ơn bộ đội.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động chung

Hoạt động của học sinh

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ tuần 14:

I. Ổn định tổ chức.

-HS xếp hàng, ghế, đúng vị trí từng lớp.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

-Hs thực hiện

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca.

-HS hát

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

-Nghe

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

-Nghe rút kinh nghiệm

- GV giới thiệu và nhấn mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

-HS lắngnghe + thực hiện

+ Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

-Nghe

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

-HS tham gia HĐTN

* Góp phần giáo dục một số nội dung :An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

II. Cách tiến hành:

-Nhà trường tổ chức cho HS tập làm chú bộ đội theo một số nội dung sau đây:

+ Tập đội hình, đội ngũ.

-HS thực hiện

+ Tập quay phải, quay trái.

-Làm theo yêu cầu.

+ Tập duyệt binh.

-HS thực hiện

- Tổ chức cho đại diện HS chia sẻ cảm xúc về buổi tập

-CN Nói lên cảm nghĩ của mình

Rút kinh nghiệm:

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT

BÀI 70: ôn ôt

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:

- Nhận biết các vần ôn, ôt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôn, ôt với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôn, vần ôt.

-  Đọc đúng, hiếu bài Tập đọc Nụ hôn của mẹ.

- Viết đúng trên bảng con các vần: ôn, thôn xóm, ôt, cột cờ.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng của giáo viên

- Máy chiếu,tranh ảnh SGK.

- Vở Bài tập Tiếng Việt.

2. Đồ dùng của học sinh

- Bộ thẻ chữ, bảng cài, bảng con.

- Sách VBT TV 1 tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:.(1-2p)

- 1 HS đọc bài Mẹ con cá rô (2) bài 69).

- Hs đọc

- GV nhận xét

B. DẠY BÀI MỚI.(33p)

1. Giới thiệu bài: vần ôn vần ôt

- HS lắng nghe

2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)

2.1. Dạy vần ôn

- GV chỉ vần ôn (từng chữ ô, n).

- 1 HS đọc: ôn – ô – n – ôn / ôn.

- GV đưa tranh:

- thôn xóm

+Tiếng thôn có vần ôn

-Phân tích

-HS: thôn có âm th đứng trước vần ôn đứng sau.

-Đánh vần

-HS thôn – thờ - ôn – thôn/ thôn

-Đọc trơn

-CN, N, ĐT thôn

*Đưa mô hình ôn

-Phân tích vần ôn

- Vần ôn gồm có âm ô đúng trước, âm n đứng sau.

-HS đọc CN, ĐT đánh vần: ô – n - ôn

GV chỉ lại mô hình vần ôn.

2.2.Dạy vần ôt (như vần ôn)

- HS nhận biết ô, t; đọc: ô - tờ - ôt.

- Phân tích vần ôt.

-Đánh vần: ô – tờ - ôt / ôt.

-GV cột cờ

HS cột cờ

-

- Phân tích tiếng cột: có âm c đứng trước vần ôt đứng sau, dấu nặng ở dưới âm ô.

- Gọi HS đánh vần, đọc trơn.

-cột = cờ - ôt – côt – nặng = cột.

- Đánh vần, đọc trơn lại: cột

* Củng cố: Vừa rồi đã học 2 vần mới, tiếng từ mới nào?.

- ôn, ôt 2 tiếng từ mới: thôn, cột

- Hs đọc

-GV chỉ mô hình từng vần, tiếng, cả lớp đánh vần, đọc trơn.

3. Luyện tập

3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ôn? Tiếng nào có vần ôt?)

-Yêu cầu HS đọc tên sự vật dưới hình

-cà rốt, đôn, lá lốt, chồn, thốt nốt, trốn tìm.

-Giải nghĩa

+đôn: Đồ dùng thường để bày chậu cảnh hoặc để ngồi, làm bằng sành, sứ hay gỗ quý.

-HS nghe

+lá lốt: loại lá dùng làm gia vị, quấn thịt rán.

-HS nghe

+chồn:Thú ăn thịt, sống ở rừng, tai nhỏ, mình dài, chân ngắn, có mùi hôi.

+thốt nốt: Cây cùng họ với dừa, chất nước ngọt từ cây có thể làm đường thốt nốt.

-HS nghe

- Từng cặp HS làm bài theo yêu cầu trong VBT T53.

- HS thực hiện

cà rốt đôn lá lốt

chồn thốt nốt trốn tìm.

- GV HS báo cáo kết quả

Hs báo cáo

- HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài

+ có vần ôn

+ có vần ôt

-HS đọc

+ mái tôn, xôn xao,…

+ tốt đẹp, bốt, hột mận, ….

3.2 .Tập viết (bảng con - BT 4)

* Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: ôn, thôn xóm, ôt, cột cờ.

* GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn

- Hs chú ý,quan sát

* Y/c HS viết: ôn, ôt (2 lần).

-viết thôn xóm, cột cờ.

- Hs thực hiện viết bảng con

- GV cùng HS nhận xét

3.2.Tập đọc (BT3) (33p)

a)Giới thiệu tranh bài: Nụ hôn của mẹ, hình ảnh bé Chi bị sốt nằm trên giường, mẹ sờ tay lên trán bé, ân cần, lo lắng.

-Quan sát tranh

b) GV đọc mẫu.

-HS Nghe

+ Giải nghĩa từ:

-Thiêm thiếp: Quá yếu mệt, nằm như không biết gì.

-HS Nghe

c)Luyện đọc từ ngữ: nụ hôn, bị sốt, nằm thiêm thiếp, mở mắt, thì thầm.

-Luyện đọc CN, N, ĐT

-HS chậm đánh vần + ĐT

d)Luyện đọc câu:

+Bài có mấy câu?

-Bài có 10 câu

-Bài có 10 câu. Gv chỉ từng câu cho HS đếm đọc vỡ, đọc thành tiếng

-HS quan sát

-Yêu cầu HS đọc thầm theo cô chỉ các tiếng trên bảng.1HS đọc to sau đó HS cả lớp đọc từng câu.

-Đọc CN, T, ĐT

- Đọc tiếp nối từng câu.

-Nhận xét đánh giá HS đọc

-Tìm trong bài tiếng có vần ôn?

-Tìm trong bài tiếng có vần ôt?

-HSTL:hôn.

-sốt.

e.Thi đọc đoạn, bài.

-GV chia bài thành hai đoạn

-Nghe nhớ các đoạn

+Đoạn 1 gồm 6 câu đầu.

+Đoạn 2 gồm 4 câu

-Yêu cầu HS luyện dọc theo N2

-HS thực hiện

-Gọi 1 vài nhóm thi đọc đoạn, thi đọc cả bài.

-Các nhóm thi đọc.

-Nhận xét nhóm bạn

-Gv nhận xét chung

-Gọi 1 HS đọc toàn bài

-1HS đọc

*Yêu cầu cả lớp đọc cả bài trang 127

-Lớp đọc ĐT

g)Tìm hiểu bài (Ghép đúng)

Còn nữa

Tham khảo thêm:

Ngoài Giáo án lớp 1 Tuần 14 sách Cánh Diều trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!