Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác theo CV 5512 (tiết 2)

Admin
Admin 15 Tháng mười hai, 2021

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp cho HS nắm vững

*- Biết được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB. Tình cảnh của giai cấp công nhân

- Biết được một số nét chính về những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XX

- Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của CNXHKH. Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế

- Nắm được đôi nét về Lênin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

2. Thái độ

- Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH

- GD tinh thần QTVS, tinh thần đoàn kết đấu tranh của G/c CN

3. Kỹ năng:

- Quan sát hình 24 sgk nhận xét về lao động trẻ em trong hầm mỏ

Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Biết đánh giá một số thành tựu, lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH + GD tinh thần QTVS, tinh thần đoàn kết đấu tranh của G/c CN.

4. Nội dung tích hợp: GDBVMT: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ

Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh, SGK

- Chân dung C.Mác, Phi Ăng-ghen, Lênin

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thảo luận

- Phương pháp bản đồ

IV. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Hoạt động 1 : Cá nhân

- Mục tiêu: HS nắm được nét về Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

* Tổ chức hoạt động:

-B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp cứu sgk, trả lời câu hỏi

? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Lênin?

? Lênin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng XH dân chủ ở Nga ?

?Tại sao nói : Đảng CNXH dân chủ Nga là đảng kiểu mới ?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu

B3: HS: trả lời câu hỏi

B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Lê nin sinh ngày 22/4/1870 trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ.

- Tham gia CM chống Nga hoàng từ thời SV.

- 1893 trở thành người lãnh đạo công nhân Macxit ở Pê-téc-bua.

- 1903 Đảng công nhân XH dân chủ Nga thành lập.

=> Đảng XH dân chủ Nga là đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

Hoạt động 2 : Nhóm

- Mục tiêu: HS nắm được Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 15phút

- Tổ chức hoạt động

* Tổ chức hoạt động:

GV dùng bản đồ giới thiệu ĐQ Nga cuối TK XIX đầu TK XX

B1: Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ N1,2: Trình bày nguyên nhân bùng nổ CM Nga

+ N3,4: Trình bày diễn biến, kết quả CM Nga

+ N5,6: Trình bày ý nghĩa CM Nga

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

2. Cách mạng Nga (1905-1907)
a. Nguyên nhân

- Đất nước khủng hoảng nghiêm trọng

- Mâu thuẫn XH gay gắt

=>CM Nga bùng nổ

b. Diễn biến SGK

c. Kết quả

- Đều bị đàn áp

d. Ý nghĩa

- Giáng 1 đòn chí tử vào GCTS và địa chủ .

- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng

- Là bước chuẩn bị cho cuộc CMXHCN năm 1917.

 

2. Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập (đọc thêm)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình ra đời của chủ nghĩa Mác, quá trình thành lập quốc tế thứ nhất.

- Thời gian: 10 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Câu hỏi 1. Lập bảng về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX theo mẫu sau:

Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.

Nguyên nhân

Quy mô

Hình thức đấu tranh

Mục tiêu

Kết quả

Câu 2. Lập bảng so sánh về tư tưởng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế thứ hai?

Tiêu chí so sánh

Thái độ đối với giai cấp công nhân

Thái độ đối với giai cấp tư sản

Chủ nghĩa Mác

Chủ nghĩa cơ hội

Câu hỏi 3. Lập bảng niên biểu các sự kiện chính về Cách mạng 1905-1907 ở Nga theo nội dung: Thời gian, diễn biến, kết quả.

Thời gian

Diễn biến chính

Kết quả

 

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • C. Mác và Ăng ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học: những hoạt động cách mạng, đóng góp to lớn của hai ông đối với phong trào công nhân quốc tế.
  • Nội dung của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
  • Phong trào công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) sau khi chủ nghĩa khoa học ra đời.

2. Tư tưởng: Tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân

3. Kỹ năng: Biết tiếp cận các văn kiện lịch sử- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

II. Chuẩn bị:

  • GV: Chân dung C.Mác và Ăng ghen phóng to. Văn kiện tuyên ngôn Đảng cộng sản
  • HS: Xem trước bài mới,tìm hiểu về Mác và Ăng ghen

III Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’

  1. Hãy trình bày phong trào công nhân trong những năm 1830-1840?
  2. Vì sao trong quá trình đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?

* Đáp án:

1. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840 (6 đ)

  • Năm 1831 công nhân dệt thành phố Li-ông Pháp khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.
  • Năm 1884 công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ.
  • Năm 1836-1847 “Phong trào Hiến chương” diễn ra ở Anh, có quy mô, tổ chức và có tính chất chính trị rõ rệt.
  • Các cuộc đấu tranh tuy thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.

2. Công nhân đập phá máy móc là vì: (4đ)

  • Do nhận thức của họ còn thấp kém.
  • Họ nhầm tưởng rằng chính do máy móc là kẻ thù đã làm khổ họ nên họ đập phá máy móc.

3. Bài mới:

Sự thất bại của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX đặt ra yêu cầu phải có lí luận cách mạng soi đường. Vậy sự ra đời của chủ nghĩa Mác có đáp ứng được yêu cầu đó của phong trào công nhân không? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu những hoạt động, đóng góp của Mác và Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.

GV: Em hãy trình bày một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Mác và Ăng ghen?

HS: - Mác sinh năm 1818 ở Tơ-ri-ơ (Đức). Ông thông minh, 23 tuổi đỗ tiến sĩ và có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.

- Ăng-ghen sinh năm 1820 ở Bác-men (Đức). Ông hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản, ông sớm tham gia phong trào công nhân.

GV: Giới thiệu chân dung của Mác và Ăng ghen.

GV: Qua cuộc đời và sự nghiệp của Mác và Ăng ghen em có suy nghĩ gì về tình bạn ?

HS: Tình bạn đẹp và cao cả.

 

GV: Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

HS: Đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản: đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp vô sản và loài người khỏi ách áp bức bóc lột.

GV: kết luận 2 ông có cùng tư tưởng đấu tranh chống chế độ tư bản, xây dựng một xã hội tiến bộ.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động của Mác và Ăng-ghen.

 

GV: Đồng minh những người cộng sản được thành lập như thế nào?

HS: Trên cơ sở kế thừa đồng minh những người chính nghĩa.

 

 

GV: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

HS: Hoàn cảnh: Chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp công nhân bị bóc lột tàn nhẫn, thất bại của những cuộc đấu tranh của vô sản. Đầu thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có một lí luận khoa học và cách mạng cho phong trào công nhân quốc tế.

 

GV: Yêu cầu hs đọc nội dung chính của tuyên ngôn

GV: Câu" Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" có ý nghĩa gì?

HS: Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế.

 

GV: Giới thiệu hình 28, Khẳng định nội dung chủ yếu của Tuyên ngôn.

 

GV: Vậy sự ra đời của Tuyên ngôn có ý nghĩa gì?

HS: Đây là văn kiện quan trọng của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

 

GV: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học đầu tiên, đặt cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Nó phản ánh quyền lợi của giai cấp công nhân và là vũ khí đấu tranh chống tư sản đưa phong trào công nhân phát triển.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu phong trào công nhân từ 1848-1870. Quốc tế thứ nhất

 

GV: Dẫn dắt phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra sôi nổi quyết liệt nhưng thất bại.

 

GV: Qua thất bại công nhân nhận thức được vấn đề gì?

HS: Tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế.

 

GV: Nét nổi bật của phong trào công nhân 1848-1849 là gì?

HS: 1848-1849 phong trào đấu tranh của công nhân Châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt chống lại ách áp bức bóc lột. Nên giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức đúng vai trò của giai cấp mình -> đòi hỏi phải thành lập một tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản.

 

 

GV: Quốc tế thứ nhất được thành lập như thế nào?

HS: Ngày 28-9-1864 trong một cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn

GV: Sử dụng kênh hình 29/SGK tường thuật lễ thành lập quốc tế thứ nhất.

HS: “Ngày 28-9-1864, 2000 đại biểu công nhân Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác đã tham dự cuộc mít-tinh lớn tổ chức lớn ở Luân Đôn. Nhiều nhà hoạt động cách mạng nước ngoài sống ở Luân Đôn cũng tham dự, Mác được mời dự mít-tinh và tham gia Đoàn chủ tịch với niềm phấn khởi vô song, người mít-tinh đã thông qua nghị quyết thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế tức Quốc tế thứ nhất”

 

GV: Hoạt động chủ yếu và vai trò của quốc tế thứ nhất là gì?

HS: + Đấu tranh kiên quyết chống những tư tưởng lệch lạc, đưa chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.

+ Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

GV: Cho HS thảo luận

Nêu vai trò của Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất?

HS: Trao đổi

**Đáp án:

- Mác chuẩn bị cho sự thành lập, tham gia thành lập Quốc tế thứ nhất.

- Đứng đầu ban lãnh đạo đưa Quốc tế thứ nhất chống lại những tư tưởng sai lệch thông qua những nghị quyết đúng đắn.

II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác (hướng dẫn đọc thêm)

1. Mác và Ăng ghen

 

 

 

- Mác sinh năm 1818 ở Tơ-ri-ơ (Đức). Ông có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.

 

 

 

- Ăng ghen sinh năm 1820 ở Bác-men (Đức). Ông hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản, ông sớm tham gia phong trào công nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1844, 2 ông gặp nhau ở Pháp, có cùng chí hướng nên đã kết bạn, cùng hoạt động cách mạng.

 

 

2. "Đồng minh những người cộng sản" và "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"

 

- Ở Anh: 2 ông đã tham gia tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa”, sau đó cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính Đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tháng 2-1848 cương lĩnh “Tuyên ngôn Đảng cộng sản" ra đời. Đây là văn kiện quan trọng của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phong trào công nhân từ 1848-1870. Quốc tế thứ nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân Châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt.

 

+ Ở Pháp: 23-6-1848 công nhân và nhân dân Pari lại khởi nghĩa vũ trang.

 

+ Ở Đức: công nhân và thợ thủ công nổi dậy đấu tranh làm giới chủ khiếp sợ.

 

-Ngày 28-9-1864 Quốc tế thứ nhất được thành lập, Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành “linh hồn” của Quốc tế thứ nhất.

 

 

 

 

- Đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất đã thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.

* Kết luận: Cuộc đấu tranh quyết liệt từ thấp đến cao giữa vô sản và tư sản là kết quả tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tư sản và vô sản thời CNTB. Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời đã chỉ rõ sứ mệnh của giai cấp công nhân và sự đoàn kết quốc tế để đánh đổ CNTB, xây dựng CNXH

4. Củng cố:

Nhiệm vụ quan trọng của quốc tế thứ nhất là:

  1. Tuyên truyền và giác ngộ cho công nhân tinh thần đoàn kết quốc tế.
  2. Đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân.
  3. Đại diện cho công nhân quốc tế kí kết các thỏa thuận với chính phủ.
  4. Truyền bá học thuyết Mác, đóng vai trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

5. Dặn dò:

Học bài và làm bài tập.

Xem trước bài 5, tìm hiểu:

  1. Vì sao cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là ngày cách mạng vô sản đầu tiên thế giới?
  2. Vì sao nói công xã Pa ri là nhà nước kiểu mới?

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác theo CV 5512 (tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm