Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo CV 5512

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 16 Tháng mười hai, 2021

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh cần

- Biết được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.

- Biết được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á

3. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về các nước Đông Nam Á, phiếu học tập….

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về các nước Đông Nam Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: GV cho học sinh xem lược các nước Đông Nam Á và trả lời câu hỏi sau: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Kể tên?

c) Sản phẩm:11 quốc gia

d) Tổ chức thực hiện:

Giới thiệu bài mới: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Ở châu Á, Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam thì như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

a) Mục đích: HS cần nắm được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- GV sử dụng lược đồ các nước Đông Nam Á, giới thiệu khái quát về Đông Nam Á.

- Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng dòm ngó, xâm lược của các nước tư bản phương Tây

- Để thực hiện ý đồ của mình, các nước TB Phương Tây đã phân chia xâm lược ĐNA ntn?

- Hậu quả của quá trình xâm lược ấy là gì?

- Dùng lược đồ chỉ các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

- Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á.

+ Anh: chiếm M.Lai, M/ Điên

+ Pháp: chiếm VNam, Lào, CPC

+ TBNha, Mĩ: chiếm Phi-lip-pin

+ H/Lan, rồi BĐNha: In-đô-nê-xi-a.

- Thái Lan là nước duy nhất vẫn còn giữ được độc lập.

Hoạt động 2: Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

a) Mục đích: HS cần nắm được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

b)Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- Đặc điểm chung nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân phương tây đối với Đông Nam Á là gì?

- Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?

- Mục tiêu chung các cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á đặt ra là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

NV2

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Hãy nêu các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á .

- GV sử dụng lược đồ giới thiệu từng quốc gia

Nhóm 1: In-đô-nê-xia

Nhóm 2: Phi-líp-pin

Nhóm 3: Cam-pu-chia

Nhóm 4: Lào và Việt Nam

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

NV3

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

- Cho biết kết quả đấu tranh của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á?

Các phong trào đều thất bại.

- Vì sao các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA lại thất bại?

+ Lực lượng bọn thực dân xâm lược còn mạnh.

+ Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho giặc => phản bội dân tộc.

+ Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức, thiếu kiên quyết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV sơ kết bài: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cùng với quá trình hoàn thành xâm lược các nước Đông Nam Á làm thuộc địa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ trở thành một phong trào lớn.

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

1. Nguyên nhân

- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gây gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra

2. Diễn biến

- In-đô-nê-xia: từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập.

- Phi-líp-pin: cuộc cách mạng 1896 -1898, chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa.

- Cam-pu-chia: khởi nghĩa của A-cha Xoa, nhà sư Pu-côm-bô.

- Lào: Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.

- Việt Nam: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Trắc nghiệm:

Câu 1: Đâu không phải là lý do để các nước đế quốc tập trung xâm chiếm vùng Đông Nam Á?

A. Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trong.

B. Đông Nam Á giàu tài nguyên.

C. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế.

D. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng.

Câu 2: Khi Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào yêu nước lớn nhất do sĩ phu phong kiến lãnh đạo chống thực dân Pháp là

A. Khởi nghĩa Bắc Sơn.

B. Yên Thế.

C. Nam Kỳ khởi nghĩa.

D. Cần Vương.

Câu 3: Thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á là

A. Mã Lai, Miến Điện.

B. Việt Nam, Cam-pu-chia.

C. In-đô-nê-xia, Mã Lai.

D. Mã Lai, Lào.

Câu 4. Thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á là

A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai.

D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây.

Câu 5. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?
A. Nổi dậy khởi nghĩa.

B. Thành lập các tổ chức yêu nước.

C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.

D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức

  • Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
  • Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á.
  • Phong trào chống thực dân ở In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ba nước Đông Dương.

2. Về tư tưởng:

  • Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân
  • Có tinh thần đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do tiến bộ của nhân dân

3. Về kĩ năng:

  • Sử dụng lược đồ
  • Phân biệt những nét chung, riêng của các nước trong khu vực

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bản đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, các tài liệu về In-đô-nê-xi-a,Lào...
  • HS: Đọc xem trước bài mới

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  • Theo em tại sao Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa?
  • Vì sao cách mạng Tân Hợi được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

3. Bài mới:

Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là khu vực có nhiều tiềm năng và trở thành miếng mồi béo bở cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, vì sao lại trở thành miếng mồi béo bở như vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể ở bài học hôm nay hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

 

GV: Treo lược đồ các nước Châu Á-> Giới thiệu các nước trong khu vực Đông Nam Á.

 

? Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á.

? Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây.

HS: Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu…

GV: Các nước phương Tây đã phân chia xâm lược Đông Nam Á như thế nào?

HS: Lên bảng chỉ những khu vực mà thực dân phương Tây chiếm ở trên bản đồ các nước Châu Á.

GV: Đặc điểm chung nổi bật của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

HS: Tùy tình hình, từng nước mỗi nước, thực dân có chính sách cai trị khác nhau.

GV: Cho HS Thảo Luận nhóm (2 phút)

? Tại sao trong các nước ĐNA chỉ có Thái Lan là giữ được phần chủ quyền của mình.

HS: Trao đổi thảo luận

GV chốt: Vì nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, cải cách tiến bộ dưới thời vua Ra-ma IV và V nên Thái Lan giữ được phần chủ quyền của mình.

GV: Treo lược đồ và cho HS quan sát hình 46/SGK, xác định tên các nước trong khu vực Đông Nam Á và tên các nước thực dân phương Tây xâm lược.

 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam

 

 

GV: Vì sao nhân dân ĐNA tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?

HS: Do đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược.

 

 

? Mục tiêu chung của các cuộc đấu tranh là gì.

HS: Chống lại chính sách thống trị và bóc lột. -> Mục tiêu giải phóng dân tộc.

 

 

GV: Phong trào ở In-đô-nê-xi-a có điểm gì nổi bật?

HS: Phong trào với nhiều tầng lớp tham gia, các tổ chức công Đoàn thành lập ĐCS được thành lập năm 1920.

GV: Giới thiệu về In-đô-nê-xi-a là 1 quần đảo rộng lớn với hàng nghìn đảo nhỏ, hình thù của In-đô-nê-xi-a giống như “Một chuỗi ngọc quấn vào đường xích đạo”

GV: Cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-lip-pin diễn ra như thế nào?

HS: Nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha sau đó là Mĩ

GV mở rộng: Phi-lip-pin là 1 quốc gia hải đảo được ví như một “dải lửa” trên biển, vì sự hoạt động của nhiều núi lửa.

 

GV: Nêu vài nét về phong trào đấu tranh ở 3 nước Đông Dương?

HS: Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.

 

?Cuộc đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam diễn ra như thế nào

 

GV: Cần nhấn mạnh sự đoàn kết phối hợp chiến đấu của nhân dân Việt Nam, những điều này thể hiện sự liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương.

*GDMT: Chúng ta thấy rõ rằng khi các nước thực dân tranh nhau xâm chiếm thuộc địa, địa bàn của các phong trào đấu tranh chông xâm lược và giải phóng dân tộc của nhân dân các nước khu vực ĐNA đã tác động đến môi trường sống của con người nên ngày nay chúng ta cần phải biết bảo vệ môi trường sống.

 

GV: Nêu những đặc điểm chung nổi bật của phong trào ở ĐNA?

HS: Cùng 1 kẻ thù chung, nhân dân các nước đã đoàn kết đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc cho độc lập tự do của mỗi nước

I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.

 

 

 

- Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu -> đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây.

 

 

 

- Từ sau thế kỷ XIX tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:

 

+ Anh chiếm: Mã Lai, Miến Điện.

+ Pháp chiếm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

+ Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-lip-pin

+ Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.

 

 

 

 

 

- Xiêm là nước duy nhất vẫn còn giữ vững độc lập, nhưng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

 

 

 

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

 

 

- Từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược thì nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy bảo vệ Tổ quốc. Nhưng do thế lực đế quốc mạnh nên bọn thực dân đã hoàn thành việc xâm lược.

- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước ĐNA thêm gay gắt

-> Các phong trào đấu tranh bùng nổ:

* Ở In-đô-nê-xi-a:

+ Nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời.

+ Năm 1905 các tổ chức công Đoàn thành lập và bắt đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).

 

* Phi-lip-pin:

Cuộc CM 1896-1898 do GCTS lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

 

 

* Cam-pu-chia:

Khởi nghĩa của A-cha-xoa, của nhà sư Pu-côm-bô, có liên kết với nhân dân Việt Nam gây nhiều khó khăn cho Pháp.

 

* Lào:

+ Pha-ca-đuốc lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét.

+ Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang cả Việt Nam gây khó khăn cho Pháp nhưng đến năm 1907 mới dập tắt.

 

* Việt Nam:

+ Sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần Vương bùng nổ.

+ Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884-1913) gây nhiều khó khăn cho Pháp..

 

4. Củng cố

* Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân ĐNA cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Thời gian

Tên nước

Tên phong trào

Kết quả

 

……………………...

……………………..

……………………..

 

…………………….

…………………….

…………………….

 

……………………

……………………

……………………

 

…………………

…………………

…………………

* Những nét chung của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA:

  1. Xu hướng đấu tranh giành độc lập
  2. Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất không chịu khuất phục trước kẻ thù.
  3. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân trong phong trào.
  4. Các phong trào đều giành thắng lợi.

5. Dặn dò

  • Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
  • Xem trước bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
  • Tìm hiểu nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.
  • Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

16 Tháng mười hai, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm