Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 2: Nước Âu Lạc
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 2
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 2: Nước Âu Lạc được biên soạn một cách rõ ràng và chi tiết sẽ là giáo án lớp 4 hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Mong rằng với mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 4, giáo viên và các em học sinh sẽ có những tiết học thú vị và hấp dẫn hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 1: Nước Văn Lang
Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
Bài: NƯỚC Âu LẠc
I. Mục tiêu:
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc:
- Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang sâm lược Âu Lạc. Thời kì đẩu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
- HS khá, giỏi:
- Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt.
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc
- Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).
II. Chuẩn bị:
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Hình trong SGK phóng to.
- Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Ổn định: cho HS hát 2. KTBC: Nước Văn Lang. - Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào? Ở khu vực nào? - Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt? - Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay? - GV nhận xét – Đánh giá. 3.Bài mới: a.Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài Nước Âu Lạc. b.Tìm hiểu bài: *Hoạt động cá nhân - GV phát PBTcho HS - GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. Sống cùng trên một địa bàn. Đều biết chế tạo đồ đồng. Đều biết rèn sắt. Đều trống lúa và chăn nuôi. Tục lệ có nhiều điểm giống nhau. - GV nhận xét, kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau. *Hoạt động cả lớp: - GV treo lược đồ lên bảng - Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc. - GV hỏi: “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”. - Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí?) - GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc. *Hoạt động nhóm: - GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn: “Từ năm 207 TCN … phương Bắc”. Sau đó, HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận: + Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại? + Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc? - GV nhận xét và kết luận. 4.Củng cố: - GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung. - GV hỏi: + Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? + Thành tưụ lớn nhất của người Âu Lạc là gì? 5. Dặn dò: - GV tổng kết và GDTT. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Nước ta dưới ách đô hộ của PKPB - Nhận xét tiết học. |
- HS hát
- 3 HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung
- HS nhắc lại.
- HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô trong PBT để chỉ những điểm giống nhau giữa cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. - Cho 2 HS lên điền vào bảng phụ. - HS khác nhận xét.
- HS xác định. - Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châu là vùng rừng núi, nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng. - Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần.
- Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh.
- HS đọc.
- Các nhóm thảo luận và đại điện báo cáo kết quả. - Vì người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành luỹ kiên cố. - Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binhvà cho con trai là Trọng Thuỷ sang …. - Nhóm khác nhận xét,bổ sung
- 3 HS dọc. - Vài HS trả lời. - HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS cả lớp. |