Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 13: Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 13
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 13: Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước là mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 5 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Giáo án Lịch sử lớp 5 bài 14: Thu - Đông 1947, Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp"
BÀI: THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Ngày 19 - 12 - 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh trong SGK, tư liệu lịch sử.
- Phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời gian |
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu |
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng |
Đồ dùng |
5'
33’
|
A- Kiểm tra bài cũ: - Con hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám? - Chúng ta đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào? - Nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ trong những ngày toàn dân diệt giặc đói, giăc dốt? B - Bài mới: 1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung hoạt động. * Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. - Sau CM tháng Tám thành công, thưc dân Pháp đã có hành động gì? - Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì? - E hãy nêu những dẫn chứng về âm mưu chứng tỏ giặc Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa? - Con hiểu thế nào là tối hậu thư? - Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân đã làm gì? * Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh. - TUĐ và CP quyết định phát động toàn quốc kháng chiến khi nào? - Ngày 20/12/1946 có sự kiện gì sẩy ra? - Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến của Chủ Tịch HCM thể hiện điều gì? - Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
* Hoạt động 3: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. + Trước âm mưu của thực dân Pháp nhân dân ta đã làm gì? - Em hãy kể lại cuộc chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ Vệ quốc quân và nhân dân Thủ đô? - Quan sát H.1và 2 cho biết hình chụp gì? Cảnh này thể hiện điều gì? - ở Huế và Đà Nẵng nhân dân ta chiến đấu dũng cảm như thế nào? - Không khí chiến đấu trong cả nước sôi nổi như thế nào? - Em hãy nêu các địa danh lịch sử của Hà Nội trong thời kỳ đầu toàn quốc kháng chiến? - Qua bài này các em có suy nghĩ gì? 3. Củng cố, dặn dò. - Về nhà học thuộc bài về tìm hiểu thêm về lịch sử của Hà Nội hoặc các địa phương khác trong thời kỳ Cách mạng 1946. - Chuẩn bị bài 14: Thu - đông 1947 Việt Bắc "mồ chôn giặc Pháp" |
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá. - 3 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm.
- GV nêu mục đích yêu cầu, ghi bảng, HS ghi vở.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - GV chốt lại.
* Phương pháp nêu vấn đề. - HS đọc sách lần lượt trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung ý kiến. - Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên báo cáo - HS đọc lời kêu gọi của Bác Hồ hoặc nghe băng ghi âm (nếu có). - GV mở rộng thêm về lời kêu gọi. * Phương pháp quan sát, trao đổi. - HS quan sát các hình trong sách, trao đổi trả lời câu hỏi.
- GV chốt nội dung bài, ghi bảng
|
Phấn màu
Ảnh tư liệu lịch sử
Tranh ảnh SGK, tư liệu
|