Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)

Admin
Admin 03 Tháng tư, 2018

Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 11

Giáo án Lịch sử lớp 4 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077) được biên soạn một cách rõ ràng và chi tiết sẽ là giáo án lớp 4 hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Mong rằng với mẫu giáo án điện tử Lịch sử lớp 4, giáo viên và các em học sinh sẽ có những tiết học thú vị và hấp dẫn hơn.

Bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)

I. Mục tiêu:

  • Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
    • Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt
    • Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công
    • Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc
    • Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy
  • Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai thắng lợi
  • HS khá, giỏi
    • Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống
    • Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc khng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt

II. Chuẩn bị:

  • PHT của HS.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định:.

2. KTBC:

HS đọc bài học Chùa thời Lý.

- Vì sao đến thời Lý đạo phật rất phát triển?

- Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài“Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”.

b. Phát triển bài:

* Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống.

* Hoạt động nhóm đôi: GV phát PHT cho HS.

- GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:

+ Để xâm lược nước Tống.

+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?

- GV cho HS thảo luận và đi đến thống nhất: ý kiến thứ hai đúng vì: trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.

*Trận chiến trên sông Như Nguyệt

*Hoạt động cá nhân:

- GV treo lược đồ lên bảng va trình bày diễn biến.

- GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống:

+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?

+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?

+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.

+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?

- GV nhận xét, kết luận

Ø Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi.

*Hoạt động nhóm:

- GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng ….được giữ vững.

- GV đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?

- GV yêu cầu HS thảo luận.

- GV kết luận: Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).

*Hoạt động cá nhân:

- Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến.

- GV nhận xét, kết luận.

4. Củng cố:

- Cho 3 HS đọc phần bài học.

- GT bài thơ “Nam quốc sơn hà” sau đó cho HS đọc diễn cảm bài thơ này.

5. Dặn dò:

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”.

- Nhận xét tiết học.

Hát.

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- HS thảo luận.

- Ý kiến thứ hai đúng.

- HS theo dõi

- Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

- Vào cuối năm 1076.

- 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy.

- Ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam.

- HS kể.

- 2 HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày.

- HS đọc.

- HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trình bày.

- HS khác nhận xét.

- HS đọc

- HS trả lời

- HS cả lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!