Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 8: Nhật Bản
Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 8: Nhật Bản được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 6: Nước Mĩ
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc:
- Nắm đựơc quá trình phát triển của Nhật bản từ sau chiến tranhthế giới thứ hai.
- Vai trò kinh tế quan trọng của Nhật Bản trên thế giới, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nguyên nhân sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật.
2. Về tư tưởng:
- Khâm phục khả năng sáng tạo và ý thức tự cường của người Nhật, từ đó ý thức trong học tập và cuộc sống.
- Ý thức hơn về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với công việc hiện đại hoá đất nước.
3. Về kĩ năng:
Các kĩ năng tư duy: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ nước Nhật, bản đồ nước thế giới thời kì sau chiến tranh lạnh.
- Tranh ảnh và tài liệu có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm ta bài cũ: * Câu hỏi: Khái quát về chính sách đối ngoại của Tây Âu?
3. Dẫn dắt vào bài mới.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động GV và HS |
Kiến thức cơ bản |
TG |
* Hoạt động 1: Cá nhân - GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết Nhật Bản ra khỏi chiến tranh trong tình trạng như thế nào? - HS nhớ lại kiến thức về chiến tranh thế giới thứ hai để trả lời. Nhâtỵ là nước phát xít chiến bại. Vì vậy, bước ra khỏi chiến tranh với những hậu quả còn hết sức nặng nề. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK những con số nói lên sự thiệt hại của Nhật. * Hoạt động 2: cả lớp và cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự thay đổi về kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật sau chiến tranh. - HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV. GV cung cấp cho HS những nội dung chính về tình hình kinh tế, chính trị và đối ngoại của Nhật.
* Hoạt động 3: Cá nhân - GV yêu cầu Hs theo dõi SGK để thấy được biểu hiện sự phát triển kinh tế của Nhật. - HS theo dõi SGK theo hướng dẫn xủa GV, nắm được số liệu về sự phát triển kinh tế của Nhật. - Gvcó thế bổ sung một số tư liệu: Tổng thu nhập quốc dân GNP 1950 đạt 20 tỉ USD bằng 1/17 của Mĩ, 1968 đạt 183 tỉ USD, bằng 1/5 của Mĩ., năm 1973 đạt 402 tỉ USD, năm 1989 là 2.828 tỉ USD, năm 2000 là 4.895 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 38.690 USD. - Trongkhoảng 20 năm (1950-1971) xuất khẩu của Nhật tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần. Trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân cônmg nghiệp của Nhật gấp 6 lần Mĩ. - GV kết luận: So Nhật với Mĩ ta thấy: Xuất phát từ một hoàn cảnh cực kì thuận lợi, Mĩ vươn lên trở thành siêu cường quốc trên thế giới, đó là một điều dễ hiểu. Còn đối với Nhật từ một xuất phát điểm cực kì thấp, trong hai thập niên,Nhật đã vươn lên trở thành siêu cường đứng thứ hai thế giới, người ta khó có thể tưởng tượng được bằng nổ lực cố gắng của con người Nhật đã đạt được những bước nhảy vọt, một hiện tượng thần kì Nhật Bản.
- Gv khái quát sự phát triển KHKT Nhật Bản. - HS theo dõi, nắm kiến thức. + Nhật Bản rất coi trọng giáo dục, coi giáo dục là chìa khoá để phát triển, lấy việc giáo dục nâng cao ý thức con người làm cơ sở để thực hiện công cuộc phát triển, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục Nhật Bản rất chú trọng đào tạo thế hệ trẻ giữ gìn bản săc văn hoá dân tộc, thuần phong Mĩ tục, truyền thống tự lực, tự cường, có năng lực trình độ KHKT, có ý thức vươn lên, thành thạo nghề, sáng tạo trong lao động.. Nhật Bản hiện địa hoá giáo dục từ thời Minh Trị, song cho đến nay, tư tưởng đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của Nhật vẫn mang đậm nét phương Đông. + Về KHKT, Nhật Bản rất coi trọng phát triển, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mau các phát minh, sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật đã mua bằng phát minh sáng chế nước ngoài trị giá 6 tỉ USD.
Hoạt động 5: GV - GV trình bày nét chính về văn hoá Nhật Bản: Người Nhật sống rất hiện địa nhưng họ rất tôn trọng những giá trị văn hoá truyền thống, kết hợp hài hoìa giữa truyền thống và hiện đại. Không chỉ thi ca, nhạc hoạ, kiến trúc của Nhật có chỗ đứng trên thế giới mà các giá trị văn hoá tryền thống như hoa đạo, trà đạo, … của Nhậtcũng ảnh hưởng ở nước ngoài. |
I. Nhật Bản từ 1945 - 1952 * Hoàn cảnh: Thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật những hậu quả nặng nề: + Khoảng 3 triệu người chết và mất tích. + 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc bị phá huỷ. + Thảm hoạ đói rét đe doạ toàn nước Nhật. + Bị quân Mĩ chiếm đóng từ 1945 – 1952, chỉ huy và giám sát mọi hoạt động * Công cuộc phục hồi kinh tế ở Nhật Bản - Về chính trị: - Về kinh tế: thực hiện 3 cuộc cải cách dân chủ: + Giải tán các Daibatxư + Cải cách ruộng đất + Dân chủ hoá lao động Dựa vào viện trợ của Mĩ (1950- 1951) kinh tế Nhật được phục hồi. - Về đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Ngày 8/8/1951, Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. Chế độ chiếm đóng của quân Đồng minh chấm dứt. II. Nhật Bản từ 1952 – 1973 *Về kinh tế kinh tế - khoa học kĩ thuật - Từ 1952-1960, kinh tế Nhật bản có bước phát triển nhanh - Từ 1960 -1973: kinh tế Nhật phát triển thần kì: + Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 -1969 là 10,8%. Từ 1970 – 173 có giảm đi nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều những nước TBCN khác. + 1968, Nhật vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ với GNP là 183 tỉ USD. + đầu thập kỉ 70 Nhật trở thành trung một trong 3 trung tâm tài chính lớn của thế giới. - Về khoa học kĩ thuật + Nhật bản rất coi trọng giáo dục và KHKT, đầu tư thích đáng cho những nghiên cứu khoa học trong nước và mua phát những phát minh sdáng chế từ bên ngoài. + Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng. - Nguyên nhân phát triển: + Ở Nhật con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. + Vai trò lãnh đạo quản lí của nhà nước. + chế độlàm việc suốt đời và hưởng lương theo thâm niên. + Ứng dụng thànhcông KHKT vào sản xuất. + chi phí quốc phòng thấp. + Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. -Hạn chế + Cơ cấu kinh tế mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. + Khó khăn về nguyên liệu phải nhập khẩu. + Chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mĩ và Tây Âu. - Đối ngoại + Về cơ bản: Liên minh chặt chẽ với Mĩ. + Năm 1956, bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và gia nhập LHQ. III. Nhật Bản từ 1973-1991 * Kinh tế - Do tác động của khủng hoảng dầu mỏ 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển, xen kẽ với các giai đoạn khủng hoảng suy thoái ngắn. - Những năm 80 vươn lên trở thành siêu cường tài chính thế giới. (Chủ nợ lớn nhất). * Đối ngoại: - Những năm 70, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới: tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, xã hội với các nước Nam Á và ASEAN. - 21/9/1773 Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. IV. Nhật Bản từ 991 – 2000 * Kinh tế - Suy thoái triển miên trong hơn 1 thập kỉ. - Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, đứng thứ hai sau Mĩ. * KHKT: Tiếp tục phát triển ở trình độ cao. * Chính trị: * Đối ngoại: +Tái khẳng định việc kéo dài Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. + Coi trọng quan hệ với phương Tây và mở rộng quan hệ đối tác trên phạm vi toàn cầu. + Với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, quan hệ với các nước NIC và ASEAN tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng mạnh. * Văn hoá - Lưu giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá. - Kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. |
5. Sơ kết bài học:
Củng cố:
- Sự phát triển của Nhật từ 1952 – 1973. Nguyên nhân của sự phát triển.
- Chính sách đối ngoại của Nhật.
Dặn dò: Hs chuẩn bị bài mới, chuẩn bị trước bài mới, sưu tầm tư liệu có liên quan.